(TT&VH) - “Được chỉ huy một chương trình âm nhạc chào mừng Quốc khánh là một vinh dự cực kỳ to lớn, một niềm vui khó tả đối với tôi” - đó là tâm sự của Nguyễn Thiện Đạo, người nhạc sĩ 2 quốc tịch, về chương trình Hòa nhạc HPT 2009 chào mừng Quốc khánh 2/9, sẽ diễn ra vào tối 1/9 tới tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Trong chương trình này, ông còn có 2 tác phẩm được trình diễn là Căn thức và Hồn thiêng sông núi.
Trước mắt tôi là người nghệ sĩ của những danh hiệu (được ghi tên vào Từ điển Danh nhân thế giới Le Petit Larouse, được tặng Huân chương Hiệp sĩ nghệ thuật và văn học Pháp, Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Huy chương Chiến sĩ văn hóa của Việt Nam). Nhưng ông bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu chuyện rất đời thường về cuộc sống của mình ở bên Pháp. Ông có một cuộc sống rất giản dị với việc đi bộ, tập thể dục hàng ngày và duy trì một nếp sinh hoạt điều độ để có sức khỏe làm việc. Dù Pháp là một nước khá nổi tiếng về sự tinh tế trong ẩm thực nhưng ông là người Việt nên thích nhất đồ ăn Việt trong các bữa ăn của mình.
Chất anh hùng ca và chất thiền
Trước mắt tôi là người nghệ sĩ của những danh hiệu (được ghi tên vào Từ điển Danh nhân thế giới Le Petit Larouse, được tặng Huân chương Hiệp sĩ nghệ thuật và văn học Pháp, Huân chương Kháng chiến hạng Ba và Huy chương Chiến sĩ văn hóa của Việt Nam). Nhưng ông bắt đầu cuộc trò chuyện bằng những câu chuyện rất đời thường về cuộc sống của mình ở bên Pháp. Ông có một cuộc sống rất giản dị với việc đi bộ, tập thể dục hàng ngày và duy trì một nếp sinh hoạt điều độ để có sức khỏe làm việc. Dù Pháp là một nước khá nổi tiếng về sự tinh tế trong ẩm thực nhưng ông là người Việt nên thích nhất đồ ăn Việt trong các bữa ăn của mình.
Chất anh hùng ca và chất thiền
* Ông có thể kể đôi nét về tác phẩm của ông trong buổi hòa nhạc sắp tới?
- Kể từ khi lĩnh hội được rằng dân tộc mình từ một dân tộc nô lệ, với ý chí vùng lên đấu tranh giải phóng...; và cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại dấu ấn mãnh liệt trong lòng người Việt Nam, đặc biệt với Việt kiều ở nước ngoài... Từ sự lĩnh hội đó tôi có đề nghị với Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam khi nào có điều kiện thì cho tôi được biểu diễn những tác phẩm gắn liền với lịch sử cách mạng dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, tôi rất vui khi trong chương trình âm nhạc chào mừng Quốc khánh năm nay, tôi có hai tác phẩm được trình diễn là Căn thức và Hồn thiêng sông núi.
Căn thức là một bản nhạc thiền viết cho soprano và dàn dây, lời thơ của nữ sĩ Ngô Minh Thơm, âm nhạc theo lối aria opera. Và để kết thúc phần I của chương trình là tác phẩm Hồn thiêng sông núi, kết hợp nhạc cụ dân tộc với dàn dây châu Âu. Nét chính của tác phẩm này là sự hào hùng, tính trữ tình và tính dân tộc.
* Tại sao ông lại chọn Căn thức, bản nhạc mang chất thiền cho chương trình này?
- Tôi lựa chọn tác phẩm này trong một chương trình ngợi ca Cách mạng là bởi về mặt thẩm mỹ âm nhạc, sau hai tác phẩm hùng ca về đất nước, bài thiền luôn gắn liền với văn minh của dân tộc, đưa con người đến trạng thái lâng lâng mà tôi nghĩ rằng thiền rất cần thiết cho con người. Một buổi hòa nhạc nếu chỉ trình diễn một màu sắc âm nhạc từ đầu đến cuối chưa chắc đã đem đến những hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế sau những tác phẩm mang tính chất hùng ca, cần có tác phẩm lắng xuống, sâu đậm đi vào tâm hồn con người.
Kỷ lục không phải là điều quan trọng với người nghệ sĩ
* Bản Khai giác của nhạc sĩ trong Đại lễ Phật Đản năm 2008, dù ông không hề hướng tới nhưng được báo chí ca ngợi là đạt mấy kỷ lục (đồ sộ nhất về đề tài Phật giáo, số nghệ sĩ biểu diễn kỷ lục: 500 người). Thú thật cho tới nay ông có quan tâm đến các kỷ lục ấy không?
- Kỷ lục là cái mà dư luận thích nhưng đối với người sáng tác thì không phải là điều quan trọng. Quan trọng là qua tác phẩm đó người nghệ sĩ đã đóng góp gì cho nền âm nhạc và cho xã hội.
Phải nói rất chân thành, thành công của bản Khai giác là thành công của cả một tập thể. Để dựng một tác phẩm dài hơn 40 phút, viết cho một đội ngũ hùng hậu với số nhạc công lên đến 500 người thì ngoài một vài nước ở Tây Âu có truyền thống mấy thế kỉ về âm nhạc bác học, đồng thời có tài chính không chừng mới có thể làm được. Tại sao là một nước đang phát triển thôi, nhưng Việt Nam lại làm được? Trước hết đấy là nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước, là sự luyện tập của các nghệ sĩ, các nhà sư trong 2 tháng với một chi phí rất lớn. Phải có quyết tâm lớn mới có được thành công ấy. Cũng phải có người dấn thân vào sáng tác, dấn thân vào chỉ huy nên phải nói đây thực sự là một thành công của cả một tập thể lớn.
* Từ sau Đại lễ Phật Đản 2008, trở về Pháp, công việc sáng tác của nhạc sĩ có gì mới không?
- Tôi lựa chọn tác phẩm này trong một chương trình ngợi ca Cách mạng là bởi về mặt thẩm mỹ âm nhạc, sau hai tác phẩm hùng ca về đất nước, bài thiền luôn gắn liền với văn minh của dân tộc, đưa con người đến trạng thái lâng lâng mà tôi nghĩ rằng thiền rất cần thiết cho con người. Một buổi hòa nhạc nếu chỉ trình diễn một màu sắc âm nhạc từ đầu đến cuối chưa chắc đã đem đến những hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế sau những tác phẩm mang tính chất hùng ca, cần có tác phẩm lắng xuống, sâu đậm đi vào tâm hồn con người.
Kỷ lục không phải là điều quan trọng với người nghệ sĩ
* Bản Khai giác của nhạc sĩ trong Đại lễ Phật Đản năm 2008, dù ông không hề hướng tới nhưng được báo chí ca ngợi là đạt mấy kỷ lục (đồ sộ nhất về đề tài Phật giáo, số nghệ sĩ biểu diễn kỷ lục: 500 người). Thú thật cho tới nay ông có quan tâm đến các kỷ lục ấy không?
- Kỷ lục là cái mà dư luận thích nhưng đối với người sáng tác thì không phải là điều quan trọng. Quan trọng là qua tác phẩm đó người nghệ sĩ đã đóng góp gì cho nền âm nhạc và cho xã hội.
Phải nói rất chân thành, thành công của bản Khai giác là thành công của cả một tập thể. Để dựng một tác phẩm dài hơn 40 phút, viết cho một đội ngũ hùng hậu với số nhạc công lên đến 500 người thì ngoài một vài nước ở Tây Âu có truyền thống mấy thế kỉ về âm nhạc bác học, đồng thời có tài chính không chừng mới có thể làm được. Tại sao là một nước đang phát triển thôi, nhưng Việt Nam lại làm được? Trước hết đấy là nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước, là sự luyện tập của các nghệ sĩ, các nhà sư trong 2 tháng với một chi phí rất lớn. Phải có quyết tâm lớn mới có được thành công ấy. Cũng phải có người dấn thân vào sáng tác, dấn thân vào chỉ huy nên phải nói đây thực sự là một thành công của cả một tập thể lớn.
* Từ sau Đại lễ Phật Đản 2008, trở về Pháp, công việc sáng tác của nhạc sĩ có gì mới không?
Chương trình Hòa nhạc HPT 2009 chào mừng Quốc khánh gồm 2 phần. Phần I gồm các tác phẩm: Hợp xướng Đất nước (Đặng Hữu Phúc, lời thơ Nguyễn Đình Thi), Du kích sông Thao của Đỗ Nhuận, Căn thức, Hồn thiêng sông núi của Nguyễn Thiên Đạo. Phần II gồm tổ khúc bốn mùa a cappella của Đặng Hữu Phúc và màn múa.
|
- Hiện tại trong công việc của mình, tôi có khoảng bốn dự án. Một trong những dự án tương đối quan trọng là dự án ngày 1/9/ 2010 nhân dịp 1.000 năm Thăng Long sẽ có một chương trình nghệ thuật tương đối hàm súc và được công diễn ở Thiên đường Bảo Sơn, trong đó quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
Dự án tiếp theo là đơn đặt hàng một bản giao hưởng đặc biệt cho nhạc cụ dân tộc (nhạc công lên tới 200 người ). Dự án này đòi hỏi một sức lao động tương đối lớn, về thời gian (ít nhất khoảng 9, 10 tháng). Ngoài ra, tôi còn một số đơn đặt hàng khác: Một tác phẩm viết cho đàn bầu, đàn tì bà và đàn tranh, một tác phẩm viết dựa trên xẩm để vừa hát vừa kéo nhị.
Miếng đất nho nhỏ như là nơi để gửi gắm linh hồn mình
* Căn nhà của ông ở bên hồ Đống Đa, lâu nay vẫn chờ ông về ở hẳn. Vậy kế hoạch ấy của ông có đặt ra nữa không?
- Tôi chân thành nói rằng ở đâu mà tôi thấy có thể đóng góp tốt nhất cho nền âm nhạc Việt Nam thì tôi ở. Nhưng lẽ đương nhiên tôi có may mắn được Nhà nước cho phép mua nhà ở ngay thủ đô Hà Nội. Ngôi nhà nhỏ của tôi (không phải chung cư) có một ý nghĩa hết sức quan trọng với tôi bởi khi có một miếng đất nhỏ ở Việt Nam thì điều này khiến cả thể phách và linh hồn của tôi gắn liền tới đất nước Việt Nam. Mỗi năm tôi về nước khoảng 6, 7 tháng, tuy nhiên việc ở lâu hay không không quan trọng, cái chính là mình phải có một miếng đất nho nhỏ như là nơi để gửi gắm linh hồn mình ở đấy.
Dự án tiếp theo là đơn đặt hàng một bản giao hưởng đặc biệt cho nhạc cụ dân tộc (nhạc công lên tới 200 người ). Dự án này đòi hỏi một sức lao động tương đối lớn, về thời gian (ít nhất khoảng 9, 10 tháng). Ngoài ra, tôi còn một số đơn đặt hàng khác: Một tác phẩm viết cho đàn bầu, đàn tì bà và đàn tranh, một tác phẩm viết dựa trên xẩm để vừa hát vừa kéo nhị.
Miếng đất nho nhỏ như là nơi để gửi gắm linh hồn mình
* Căn nhà của ông ở bên hồ Đống Đa, lâu nay vẫn chờ ông về ở hẳn. Vậy kế hoạch ấy của ông có đặt ra nữa không?
- Tôi chân thành nói rằng ở đâu mà tôi thấy có thể đóng góp tốt nhất cho nền âm nhạc Việt Nam thì tôi ở. Nhưng lẽ đương nhiên tôi có may mắn được Nhà nước cho phép mua nhà ở ngay thủ đô Hà Nội. Ngôi nhà nhỏ của tôi (không phải chung cư) có một ý nghĩa hết sức quan trọng với tôi bởi khi có một miếng đất nhỏ ở Việt Nam thì điều này khiến cả thể phách và linh hồn của tôi gắn liền tới đất nước Việt Nam. Mỗi năm tôi về nước khoảng 6, 7 tháng, tuy nhiên việc ở lâu hay không không quan trọng, cái chính là mình phải có một miếng đất nho nhỏ như là nơi để gửi gắm linh hồn mình ở đấy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét