Ca nhạc tài tử

 
Sự thiên di của văn hóa nghệ thuật từ cội nguồn miền Bắc gắn với lịch sử Nam tiến của dân tộc. Nam bộ, xét theo mối tương quan với các vùng đất cũ trong tiến trình phát triển mở mang bờ cõi của đât nước, là một vùng đất mới. Văn hóa nghệ thuật Nam bộ, do đó không hẳn xuất phát trực tiếp từ cội nguồn mà thông qua trạm trung chuyển là Thuận Hóa xưa, nơi đã định hình một nền tảng văn hóa mới trên cơ sở hội nhập văn hóa nghệ thuật thiên di của dân tộc với văn hóa bản địa. Hoặc nói như Gs. Tô Vũ: " Âm nhạc Nam Bộ, là sự kế thừa truyền thống người Việt từ cái nôi châu thổ sông Hồng, qua chuyển giao ở một khâu trung gian là âm nhạc miền Ngũ Quảng, với trung tâm là Thừa Thiên - Huế ".
Ca nhạc tài tử hay chỉ là Nhạc tài tử các nhà nghiên cứu đã thừa nhận là thoát thai từ nhạc thính phòng Huế - ca Huế. Gs. Trần Văn Khê gọi lối "nhạc tài tử" là con đẻ của lối "ca Huế" miền Trung. Ông cho biết những người học nhạc trong Nam, cũng "đàn Huế". Bằng chứng là :"Ông nội chúng tôi, ông Trần Quang Diệm chuyên đàn tì bà theo lối Huế và cô ruột của chúng tôi bà Trần Ngọc Viện cũng thường đàn Cổ bản Huế, Kim tiền Huế ". Khi nhạc tài tử được mang lên sân khấu thì còn được gọi là đờn cải lương. Lúc này nhạc tài tử không còn bó hẹp trong chỉ một số ít người thưởng thức mà đã được phổ biến rộng rãi trong công chúng qua sân khấu cải lương.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

More

Whats Hot