Anh đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu, cải tiến, chế tạo các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống, được tạo ra từ những đoạn tre - trúc - nứa - mai...vô tri, vô giác, rồi anh thổi hồn vào đấy.
Khi đi qua khu trưng bày các nhạc cụ dân tộc như cồng chiêng, đàn đá các loại đàn, sáo... tại triển lãm “Di sản văn hóa các dân tộc Việt Nam” (Vân Hồ, Hà Nội), hồi tháng 11/2006, một du khách người Mỹ đã dừng lại rất lâu, lắng nghe những âm thanh lạ, phát ra từ những nhạc cụ thô sơ, được ghép lại bằng những ống tre, ống trúc...
Tò mò, ông khách nhờ Lê Thái Sơn dạy và đặt mua một số nhạc cụ đó, mang về Mỹ làm quà...
Trong ngôi biệt thự 3 tầng lầu ở số nhà 1, ngõ 3 phố Tô Hiệu (Hà Đông, Hà Tây), Thái Sơn kể: “Đàn P’rông chính là sự kết hợp giữa nguyên lý của đàn piano ở các phím bấm và hộp đàn là mô hình nhà rông của người Tây Nguyên. Người chơi đàn P’rông rung nhấn trên các phím, muốn âm thanh kéo dài phải rung nhiều. Đàn P’rông do nghệ sỹ Thái Sơn hoàn thành năm 2002.
Đầu năm 2003, anh mang đàn dự triển lãm “Mùa xuân tôn vinh văn hóa các dân tộc” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội, được nhiều người trong giới chuyên môn đánh giá cao.
Sinh năm 1949, Sơn quê ở làng Chuông (xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Tây). Học xong hệ Trung cấp Văn hóa quần chúng Trường lý luận nghiệp vụ Bộ Văn hóa, anh xách balô lên Sơn La công tác, năm 1974 về phòng Văn hóa huyện Thanh Oai. Tốt nghiệp khoa Văn hóa quần chúng (Trường ĐH Văn hóa Hà Nội) Sơn chuyển về công tác trong ngành văn hóa tỉnh Hà Tây cho đến nay.
Anh đã dành phần lớn thời gian để nghiên cứu, cải tiến, chế tạo các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống, được tạo ra từ những đoạn tre - trúc - nứa - mai...vô tri, vô giác, rồi anh thổi hồn vào đấy, để rồi lại lắng nghe những âm thanh của chúng.
Ước mơ lớn nhất của người nghệ sỹ sắp bước vào tuổi 60 này là mong sao ngày càng có nhiều bạn trẻ biết chơi và sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống này.
Phạm Yên
| |||
Popular Posts
-
Hay còn gọi là đàn Kìm, được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt. Xuất hiện tr...
-
Mùa “ăn năm uống tháng” trên Tây Nguyên bắt đầu khi ma rừng dứt hẳn. Bạt ngàn những vạt hoa dã quỳ vàng rực rung rinh, nhảy nhót trong vũ ...
-
Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lê...
-
Đây là một trong những cây đàn dài nhất do người Việt nam chế tác vào thời Lê (thế kỷ XV-XVIII). Ngày xưa nó còn có tên Vô để cầm(đàn kh...
-
Đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân t...
-
Thanh la là nhạc khí tự thân vang gõ của Dân tộc Việt, (theo GSTS. Trần Văn Khê : Thanh la được sử dụng trong đạo Phật ở miền Trung gọi là ...
-
(TT&VH) - “3 giờ sáng mới đi ngủ, vì vui quá”, Lê Cát Trọng Lý thổ lộ sau đêm trao giải Bài hát Việt 2008 (18/1). Với ca khúc Chênh ...
-
Mùa “ăn năm uống tháng” trên Tây Nguyên bắt đầu khi ma rừng dứt hẳn. Bạt ngàn những vạt hoa dã quỳ vàng rực rung rinh, nhảy nhót trong vũ ...
-
Sự thiên di của văn hóa nghệ thuật từ cội nguồn miền Bắc gắn với lịch sử Nam tiến của dân tộc. Nam bộ, xét theo mối tương quan v...
-
Mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã", Nhã nhạc đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên, bao gồm ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét