Người Mông vốn có cuộc sống mạnh mẽ song cũng lại rất đa tình, vì thế nên cây khèn của họ giàu chất thượng võ, giàu chất thơ, giàu hình tượng, đậm tính tự nhiên pha chút hoang dã.
Khèn Mông được chế tác từ cây trúc ven suối, ven rừng. Khi thổi, âm thanh phát ra nhiều tầng. ống lớn nhất và cũng là ngắn nhất với trọng trách giữ nhịp. Các ống còn lại theo kích thước to nhỏ mà có âm thanh trầm bổng, cao thấp. Khi tiếng khèn vang lên, người Mông đều dễ nhận diện bởi âm thanh của khèn gắn với một điệu dân ca nào đó.
Âm điệu, tiết tấu chau chuốt được chia cắt thành câu, thành nhịp. Chính điều này, giọng điệu của khèn đã tạo cơ hội cho các chàng trai Mông thể hiện cái mạnh, cái đam mê cuồng nhiệt hay nói một cách khác là lời tỏ tình của mình với các cô gái một cách tự nhiên.
Người Mông Yên Bái có nhiều ngành, ví như Mông Đu, Mông Đỏ, Mông Si, Mông Lềnh. Thổi khèn, múa khèn do vậy cũng có những cung bậc khác nhau. Với ngành Mông Đu, khèn thường mãnh liệt. Đặc biệt, người múa khèn không chỉ nhảy mà còn lăn, lộn cùng cây khèn để phô diễn, bày tỏ lòng mình. Còn ngành Mông Si thì nhẹ nhàng, uyển chuyển, họ nhảy chéo chân và đi giật lùi.
Con gái Mông 15, 15 tuổi đã biết nghe và đi theo tiếng gọi của khèn. Con trai tìm, gọi bạn để tâm sự, giao duyên nhất thiết phải là những âm thanh, giai điệu của khèn do chính mình thổi bay tới. Nhận ra tiếng khèn của chàng trai hoặc người yêu, nếu cô gái ưng thuận, cô sẽ đáp lại bằng tiếng kèn lá rồi lặng lẽ tìm đến:
…Ơ này anh chàng
Anh từ đâu ra
Núi rừng bao la
Sẽ kết đôi ta thành đôi vợ chồng…
(Dân ca Mông)
Tiếng khèn chàng trai thổn thức trước sự xuất hiện của cô gái:
…Đôi ta hát với nhau đêm nay
Hát với nhau một ngày
Mai có phải chia tay
Bụng của ta mới chịu…
(Dân ca Mông)
Và rồi bên bạn tình, giọng khèn lại tiếp tục vút lên:
…Kìa mưa cho hoa nở tươi
Kìa nắng cho hoa buồn khô
Gặp nàng, anh vui lắm
Bên nàng, anh yêu mãi cô nàng ơi…
(Dân ca Mông)
Những lời tha thiết ấy không thành ca từ. Âm thanh ngân nga, rạo rực, đội khi rạo rực đến "nghẹt thở" và chỉ có đôi trai gái mới hiểu được khèn nói gì mà thôi.
Kho tàng dân nhạc của người Mông có khá nhiều về số lượng và chủng loại, trong đó có sáo lưỡi gà, đàn môi, kèn lá nhưng khèn vẫn là nhạc cụ nổi bật, chất chứa nhiều sáng tạo. Khèn không chỉ gắn bó với sinh hoạt, lễ hội, đời sống tâm linh mà còn là phương tiện đem đến hạnh phúc lứa đôi. Đây mới chính là điều đặc sắc nhất.
Nghe và hiểu được khèn, có nghĩa là đã nhập được khát khao, mong ước, niềm vui, nỗi buồn của những đứa con xứ núi. Tiếng khèn lá là món ăn tinh thần không thể thiếu từ bao đời nơi rẻo cao, là róc rách của suối, là hương của núi, là riếng gió cây rừng, là nỗi lòng người Mông.
Sự hòa hợp giữa các làn điệu dân ca và âm sắc của khèn tạo nên hơi thở, tạo nên phần hồn của đại ngàn. Trên tất cả, khèn Mông là lời tỏ tình muôn thuở, là nhịp sống mùa xuân bất tận nơi rẻo cao.
Khèn Mông được chế tác từ cây trúc ven suối, ven rừng. Khi thổi, âm thanh phát ra nhiều tầng. ống lớn nhất và cũng là ngắn nhất với trọng trách giữ nhịp. Các ống còn lại theo kích thước to nhỏ mà có âm thanh trầm bổng, cao thấp. Khi tiếng khèn vang lên, người Mông đều dễ nhận diện bởi âm thanh của khèn gắn với một điệu dân ca nào đó.
Âm điệu, tiết tấu chau chuốt được chia cắt thành câu, thành nhịp. Chính điều này, giọng điệu của khèn đã tạo cơ hội cho các chàng trai Mông thể hiện cái mạnh, cái đam mê cuồng nhiệt hay nói một cách khác là lời tỏ tình của mình với các cô gái một cách tự nhiên.
Người Mông Yên Bái có nhiều ngành, ví như Mông Đu, Mông Đỏ, Mông Si, Mông Lềnh. Thổi khèn, múa khèn do vậy cũng có những cung bậc khác nhau. Với ngành Mông Đu, khèn thường mãnh liệt. Đặc biệt, người múa khèn không chỉ nhảy mà còn lăn, lộn cùng cây khèn để phô diễn, bày tỏ lòng mình. Còn ngành Mông Si thì nhẹ nhàng, uyển chuyển, họ nhảy chéo chân và đi giật lùi.
Con gái Mông 15, 15 tuổi đã biết nghe và đi theo tiếng gọi của khèn. Con trai tìm, gọi bạn để tâm sự, giao duyên nhất thiết phải là những âm thanh, giai điệu của khèn do chính mình thổi bay tới. Nhận ra tiếng khèn của chàng trai hoặc người yêu, nếu cô gái ưng thuận, cô sẽ đáp lại bằng tiếng kèn lá rồi lặng lẽ tìm đến:
…Ơ này anh chàng
Anh từ đâu ra
Núi rừng bao la
Sẽ kết đôi ta thành đôi vợ chồng…
(Dân ca Mông)
Tiếng khèn chàng trai thổn thức trước sự xuất hiện của cô gái:
…Đôi ta hát với nhau đêm nay
Hát với nhau một ngày
Mai có phải chia tay
Bụng của ta mới chịu…
(Dân ca Mông)
Và rồi bên bạn tình, giọng khèn lại tiếp tục vút lên:
…Kìa mưa cho hoa nở tươi
Kìa nắng cho hoa buồn khô
Gặp nàng, anh vui lắm
Bên nàng, anh yêu mãi cô nàng ơi…
(Dân ca Mông)
Những lời tha thiết ấy không thành ca từ. Âm thanh ngân nga, rạo rực, đội khi rạo rực đến "nghẹt thở" và chỉ có đôi trai gái mới hiểu được khèn nói gì mà thôi.
Kho tàng dân nhạc của người Mông có khá nhiều về số lượng và chủng loại, trong đó có sáo lưỡi gà, đàn môi, kèn lá nhưng khèn vẫn là nhạc cụ nổi bật, chất chứa nhiều sáng tạo. Khèn không chỉ gắn bó với sinh hoạt, lễ hội, đời sống tâm linh mà còn là phương tiện đem đến hạnh phúc lứa đôi. Đây mới chính là điều đặc sắc nhất.
Nghe và hiểu được khèn, có nghĩa là đã nhập được khát khao, mong ước, niềm vui, nỗi buồn của những đứa con xứ núi. Tiếng khèn lá là món ăn tinh thần không thể thiếu từ bao đời nơi rẻo cao, là róc rách của suối, là hương của núi, là riếng gió cây rừng, là nỗi lòng người Mông.
Sự hòa hợp giữa các làn điệu dân ca và âm sắc của khèn tạo nên hơi thở, tạo nên phần hồn của đại ngàn. Trên tất cả, khèn Mông là lời tỏ tình muôn thuở, là nhịp sống mùa xuân bất tận nơi rẻo cao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét