Mà không chỉ ca trù và quan họ, bao năm qua, mặc cho chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng âm nhạc truyền thống vẫn chưa có vị trí xứng đáng trong đời sống xã hội. Trên sân khấu Việt Nam, tuồng, chèo, quan họ, ca trù, cải lương và hàng loạt các loại hình nghệ thuật truyền thống khác đã và đang nhường chỗ cho nhạc trẻ, nhạc nước ngoài. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhận xét: "Các chương trình âm nhạc nghiêm túc trên phát thanh, truyền hình không bao giờ được phát sóng trong giờ vàng, dòng nhạc này chỉ được đặt vào nhạc đêm khuya". Đa phần lớp trẻ hiện nay được đắm mình trong nhạc trẻ, nhạc mới, nhạc nước ngoài...mà xa rời nhạc truyền thống, một thứ nhạc được coi là "quốc hồn, quốc túy" của dân tộc mình.
Trong bối cảnh ấy, để bảo tồn văn hóa truyền thống, Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) và Bộ GD-ĐT phối hợp thực hiện dự án "sân khấu hóa học đường". Dự án đã góp phần khơi dậy vốn văn hóa truyền thống trong lòng lớp trẻ thông qua những vở kịch, những điệu múa, những làn điệu dân ca đặc trưng cho từng vùng miền. Chưa hết, vào tháng 4-5 năm nay, đề án "Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS" được Bộ GD-ĐT xác định là chương trình trọng tâm nhằm giúp học sinh biết trân trọng, yêu quý dân ca, qua đó góp phần định hướng thị hiếu thưởng thức âm nhạc cho học sinh.
Ở các địa phương, Sở GD-ĐT và Sở VH-TT&DL đã tiến hành thí điểm "sân khấu hóa học đường" và đã thu được nhiều kết quả ngoài mong đợi. Học sinh các trường thuộc đồng bằng Bắc Bộ say sưa nghe điệu hát chèo, học sinh ở Đà Nẵng mê mẩn với điệu hát tuồng truyền thống. Giáo sư Hoàng Chương, Phó Ban chỉ đạo dự án "sân khấu hóa học đường" rất cảm động khi nhận xét về các "nghệ sĩ nhí" hát tuồng ở Đà Nẵng: "Nhìn các em học sinh 12,13 tuổi đánh trống, thổi kèn, kéo nhị...thật dễ thương, gieo trong chúng ta một niềm tin là truyền thống không thể mất đi, khi thế hệ trẻ vẫn yêu thích và vẫn kế thừa rất tốt nếu biết cách hướng dẫn biết truyền nghề có phương pháp". Theo các nhà tổ chức thì rất có thể lúc đầu các em học sinh đến với nghệ thuật truyền thống như một thứ “nghĩa vụ”, nhưng sau đó, thái độ, tình cảm của các em đối với nghệ thuật, nghệ sĩ có sự chuyển biến rất lớn. Như vậy, âm nhạc truyền thống hay lớn hơn là văn hóa truyền thống không dễ mất đi, vấn đề ở chỗ là ta buông xuôi, không chủ động định hướng thị hiếu của lớp trẻ mà thôi.
Cái khó của việc đưa âm nhạc truyền thống vào học đường là hạn chế về thời lượng và trình độ yếu kém của đội ngũ giáo viên âm nhạc hiện nay. Ngoài những giờ học nhạc được coi là chính khóa cần phải thường xuyên tổ chức các chương trình ngoại khóa hấp dẫn về nội dung với sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp. Với đội ngũ giáo viên dạy nhạc cũng cần không ngừng bổ túc về âm nhạc truyền thống bởi không ít người trong số họ cũng lỗ mỗ về lĩnh vực này. Nói như GS.TS Trần Văn Khê thì giáo dục âm nhạc trong trường học sẽ hình thành một nền tảng âm nhạc vững chắc cho các em, nếu không, với nếp sống mới hiện nay, khi hàng ngày trẻ em có điều kiện tiếp xúc với không biết bao nhiêu thể loại âm nhạc và nghệ thuật, với nhiều hình thức văn hóa xa lạ qua các chương trình giải trí, quảng cáo, qua các cuộc gặp gỡ, giao lưu, các em sẽ không đủ trình độ để chọn lọc những gì có giá trị và thực sự gần gũi với văn hóa dân tộc, ngược lại, các em có thể quên hẳn văn hóa dân tộc.
Giáo dục âm nhạc, nhất là âm nhạc truyền thống trong thế giới học là vấn đề quan trọng. Việc giảng dạy âm nhạc truyền thống phải được tiến hành đồng bộ ở các cấp học, tiến hành có hệ thống và có đầu tư chiều sâu. Thành quả mà chúng ta thu được không phải ngày một ngày hai mà là cả quá trình lâu dài và gian khó.
Thông qua phong trào còn giảm được hộ nghèo hằng năm từ 2 đến 3%. Chuyển đổi được cơ cấu, vật nuôi, cây trồng trên một diện tích có hiệu quả. Giải quyết tốt việc làm, thu nhập ngày càng nâng lên. Hệ thống giao thông nông thôn trong xóm, ấp có hơn 90% đường được bê-tông, nhựa hoặc trải đá. Hơn 90% số hộ có điện và sử dụng nước được khử trùng. Toàn tỉnh có 817/940 ấp, khu phố, 105 cơ quan, đơn vị và 77 đơn vị xã, phường, thị trấn được ngành công an công nhận đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự, duy trì và xây dựng mới 137/164 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn lành mạnh, không có ma túy mại dâm. Việc cưới, việc tang, lễ hội đã trở thành quy ước thực hành trong từng gia đình, xóm, ấp, đình, chùa.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa còn góp phần củng cố hệ thống chính trị. Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ và xây dựng quy ước nông thôn thực hiện khá tốt, góp phần giải quyết xích mích và tranh chấp nhỏ lẻ trong nội bộ nhân dân.
Tuy nhiên qua thực hiện phong trào cũng cho thấy vai trò cấp ủy của một số nơi chưa được phát huy mạnh mẽ, đồng bộ, chưa thường xuyên, liên tục; công tác tuyên truyền học tập triển khai chưa đi vào chiều sâu; nhận thức về xây dựng đời sống văn hóa trong một số cán bộ chưa sâu; từng nơi, từng lúc chưa khơi dậy sức mạnh quần chúng.
Một số địa phương còn nặng về phát triển số lượng đơn vị văn hóa, nhưng chất lượng còn nhiều mặt yếu kém. Nhận thức về gia đình văn hóa, khu dân cư tiên tiến, ấp - khu phố văn hóa, xã - phường văn hóa còn hạn chế.
Xây dựng nếp sống văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) là một phong trào lớn đã và đang được toàn xã hội quan tâm, hưởng ứng. Ðể phong trào có ý nghĩa này đạt hiệu quả cao, trước hết phải huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Các cấp ủy, mỗi đảng viên phải thật sự là người lính tiền phong gương mẫu để quần chúng noi theo. Thực tế ở Bến Tre thời gian qua cho thấy: Dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, nhưng cấp ủy, chính quyền, các tổ chức xã hội và cả cộng đồng cùng chung sức vào cuộc thì nhất định sẽ thành công lớn
GD
0 nhận xét:
Đăng nhận xét