Trào lưu nhạc sến.

1.Khái niệm sến.

Trào lưu, là sự xuất hiện một xu hướng mới trong hoạt động đời sống xã hội như văn học, nghệ thuật, tư tưởng triết học, lối sống, âm nhạc…Nhiều người hưởng ứng làm theo: Trào lưu đọc truyện tranh thiếu nhi, trào lưu đi bộ (Đi phượt), trào lưu Cái đầu lạnh…
Bàn về nhạc sến tại việt Nam vào năm 2014-15, một chủ đề hót hiện nay trên các blog, báo ngày, những trang mạng, luận bàn bên quán…tốn khá nhiều giấy mực công sức. Muốn bàn điều gì cần đưa ra tiêu chí, hoặc nói rõ: “Đầu cua tai nheo” bằng không: “Ông nói gà bà nói vịt”, ai chẳng đúng lý! Tiếc thay ranh giới nhạc sến, nhạc vàng lại khó xác định.

Nguồn gốc nhạc sến từ đâu? Nhiều bài viết khẳng định chữ sến của người Nam Bộ. Theo ông Hoàng Phủ ngọc Phan: “Chữ sến là tiếng lóng, có ý đánh giá một sự việc, một phong cách, hay một tác phẩm văn hóa hoặc thị hiếu thẩm mỹ bình dân dưới mức trung bình…”(nguồn trang 157Thế giới âm nhạc, số 5-NXB Trẻ- năm 1998). Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Mỹ: Jason Gibbs: Nhạc sến một cách gọi chủ quan của người việt Nam”, ông hoàn toàn có lý vì không thấy thuật ngữ sến ở nước ngoài chỉ tên một trào lưu nhạc hay thể loại âm nhạc. Theo các bài viết trên mạng, blog cá nhân thống nhất chữ sến từ bộ phim: The Brothers karamarov cô đào Maria Chell hát bài Mambo Italiano đặc biệt ấn tượng. Có lẽ người Nam gọi chệch tên cô Chell là sen, lại chuyển tiếp thành sến. Theo tác giả chữ sến bắt nguồn tên gọi cây đàn sến trong ban nhạc Đài Phát Sài Gòn tên gọi: Ban Nhạc vàng. Ban nhạc ra đời năm 1960, dàn nhạc dân tộc gồm: Đàn cò, líu, kìm, thập lục, sến, sáo trúc, đàn bầu…Ban nhạc chuyên hát nhạc vàng buồn sướt mướt, đêm khuya ở rừng Trường Sơn nghe nó nhớ người yêu, nhớ quê hương… không muốn cầm súng. Ban nhạc này chuyên hát các bài về tình yêu tan nát, chia lìa, quê hương máu lửa. Sau đó, chen vào các bài hát chống cộng, lời ca tôi nhớ như in cả tên tác giả:
                        Nhà là nhà của ta, ta quyết giữ lấy cho ta
                        Việt cộng mà vào đây, ta quyết giết chết không tha
                        Súng ta trong tay bắn quân xâm lăng…
Ban nhạc với tiếng đàn bầu não nuột đến nao lòng, tiếng đàn sến mờ đục nghe buồn tang tóc bi thương cùng người hát nhạc vàng: Anh Bằng, Thái Thanh, Giao Linh…Các đĩa hát do ban nhạc này tung ra thị trường, in ảnh ca sỹ, đàn sến…Theo tác giả chữ sến không phải gọi chệch từ Chell mà tên gọi từ đàn sến thành nhạc sến. Đàn sến vào dàn nhạc tài tử Nam bộ đã thành mùi mẫn cải lương, nên chữ sến từ đây ám chỉ ca nhạc mùi.Nhạc sến buồn như nhạc vàng giống nhau, đây là ranh giới không thể phân định. Quả ông người Mỹ nghiên cứu âm nhạc Việt nói đúng: “ Theo chủ quan cách gọi sến là tính từ”. Tính từ để chỉ con sen, người ở có tính miệt thị. Tuy nhiên từ cuối thế kỷ XX đến nay, ý nghĩa này đã thay đổi. Như thế khái niệm nhạc sến mang tính thị dân, âm nhạc của người lao động, điều này giống như trào lưu âm nhạc những người nô lệ da đen Mỹ gốc Phi. Họ gọi là âm nhạc bình dân, âm nhạc người lao động, nhạc thị dân. Đây là âm nhạc những người nô lệ, họ hát nơi đông người, bến xe, đường phố…
Nhạc của riêng người lao động Mỹ ra đời khoảng năm 1640, là những người  hát rong (nguồn tác giả). Như vậy chữ sến chỉ có ở Việt Nam, từ tên gọi miệt thi đến nay thành một trào lưu âm nhạc đang thịnh hành nẩy sinh nhiều luận điểm trái ngược.

2. Nhạc sến, nhạc vàng.

Nhạc sến có thể suy luận từ nhạc vàng, hoặc nhạc vàng khởi xướng vào năm 1960 do Ban Nhạc vàng Đài Phát thanh Sài Gòn biểu diễn, phát hành băng đĩa ra thi trường. Nội dung đề tài những bài nhạc vàng, nhạc sến như nhau, còn hát những thể loại hành khúc chống cộng, hoặc bài hát chính trị tập hợp đại chúng không thể có mặt sến.

Theo nhận định trên, nhạc vàng nhạc sến không còn ranh giới nữa, nhưng có người cho rằng: Nhạc vàng cao hơn nhạc sến về thẩm mỹ. Nói thế nhạc vàng, nhạc sến không bao giờ là một, nhạc vàng nhạc sến vẫn còn khoảng cách. Theo tác giả: Vàng hay sến chỉ là cách gọi khác nhau, nội dung âm nhạc, kỹ thuật hát là một. Người dân xứ Bắc từ năm 1950 gọi loại nhạc buồn là nhạc vàng, đến nay Miền Nam giấy trào lưu thi hát, biểu diễn nhạc sến. người xứ Bắc nghe thấy buồn gọi là nhạc vàng, họ không nghe vì quá trán cái sầu não vô cớ không hợp thời, chẳng bù lại sau giải phóng Người quản lý cấm thì nhà nhà nghe nhạc vàng, người người gậm nhấm nhạc vàng thanh cao quý giá. Còn tác giả xưa nay chỉ nghe để biết nhưng ít nghe, không phải thứ âm nhạc để thưởng ngoạn. Nói người xứ Bắc không phải tất cả đã trán nhạc sến vàng, còn một bộ phận thị dân thích nghe nhạc sến vàng, họ đặt nhạc chờ di động, nhiều cô gái gọi điện đến tôi nói: Bỏ nhạc vàng đi! Họ trả lời: Em thích! Tìm hiểu kỹ mới biết một cộng đồng những người thị dân còn thich, vì thế nhạc sến vàng cứ tồn tại.

Nhạc vàng từ đâu? Nếu nói đến lịch sử nhạc vàng phải kế ngay Ban Nhạc vàng Đài Phát thanh Sài Gòn, các nhạc công ca sỹ ban nhạc ấy những người đầu tiên khai sinh ra nhạc vàng sến. Nhưng lịch sử tính từ nhạc vàng có nguồn gốc sâu xa từ Trung Hoa dân quốc: Nhạc vàng, nghĩa là âm nhạc mầu vàng. Xuất phát cụm từ này do người hoa gọi những bản nhạc trữ tình Thượng Hải, Hồng Koong dưới chế độ Anh lan tỏa khắp các đô thị Trung quốc. Âm nhạc mầu vàng , nhạc có màu không? Theo nguyên lý cổ điển quy chuẩn: Màu vàng:Âm pha, màu xanh la, màu tím si, son(G) đỏ…Những bài hát Tàu thường phát triển cấu trúc giai điệu xoay quanh trục âm: Pha pha rề pha, son đố la son phà phà. Nét giai điệu này xoay quang một âm pha, đổ về pha vàng rực, nếu giai điệu trên một tông khác thì các quãng âm nhạc cấu trúc tương tự trên các tên nốt khác, nhưng giá trị cung bậc không đổi. Đặc trưng quãng giai điệu này rất Hồng Koong, Trung Hoa, đây đặc phẩm âm nhạc màu vàng mang tính dân tộc bản địa. Âm nhạc Hồng koong, thiên về quãng 4 đồ fa, son đố mang màu sắc âm điệu thành thị hơn nhạc Bắc kinh đại lục. Tính từ Nhạc vàng bắt nguồn từ Trung Quốc sau năm 1949, Nhà nước Nhân dân Trung Hoa cấm nhạc vàng, cho là nhạc của giai cấp tư sản phương Tây, cụ thể dưới chế độ Anh. Việt Nam cấm hát nhạc vàng vào năm 1950, đó là âm nhạc tư sản thực dân theo quan điểm Mao. Cách gọi này, những bài hát tiền chiến là nhạc vàng. Tính từ Nhạc vàng gọi suốt cả thời chiến tranh đến những năm 1990, xuất hiện khái niệm nhạc sến vòng ra xứ Bắc, nhiều người dần quen tính từ nhạc sến. Chữ sến, hay cải lương đôi khi người ta sử dụng biểu hiện thái độ: Cậu hát sến quá, nghe cải lương quá! Những  định kiến nhạc vàng, là âm nhạc phản động đồi trụy theo nghĩa văn hóa tư tưởng, nhưng những bài hát Hồng Koong lại có giai điệu vui tươi, âm nhạc màu vàng. Tiếc thay, nhạc vàng Trung Quốc không buồn thê lương đẫm lệ sướt mướt mà những âm thanh vàng óng thành thị cao sang. Khái niệm nhạc vàng  nước ta buồn tang tóc yếm thế, không có giai điệu màu vàng. Khái niệm “nhạc vàng” người Bắc Kỳ quen gọi là sai lấm, không phản ánh đúng nội dung giai điệu âm nhạc. Theo cách gọi người Nam Kỳ: Nhạc sến, chính xác hơn. Bây giờ quen rổi: Sến hay vàng là nhạc buồn, nhạc bình dân.

Nhạc buồn: “nhạc sến”, “nhạc xưa”, “nhạc bolero”, một số bài báo kêu cứu: “Mọi người cần ra tay”! Nhạc sến, nhạc xưa đáng sợ không? Cần thẳng tay ngăn cấm?
Đây là lúc chúng ta biểu hiện đổi mới tư duy, không cần vào cuộc, mọi nhà lí luận nên phân tích cái hay, cái đẹp của dòng nhạc này, nếu nó quá thấp về thẩm mỹ cũng không thể cấm. Vì đây là cuộc đời muôn mặt thời hội nhập văn hóa toàn cầu, cần bỏ tư duy chủ quan duy lý thời nô lệ ông chủ: Tôi không tích! Tôi cấm! Hãy nhìn sang các nước phát triển ít sảy ra hiện tượng cấm, nhạc sỹ, ca sỹ hát các dòng nhạc như điệu nhảy Gangmam Style về cuối ca sỹ nhảy biến tướng mang tình dục vọng…. họ phê phàn, lên án, cấm trẻ em xem, còn ca sỹ vẫn hát, người lớn xem. Tại Mỹ dòng âm nhạc thị dân, âm nhạc dân ca da den âm hường ngậm ngùi, buồn nhớ nói về thân phận người nô lệ, phản ánh nỗi niềm cuộc sống tối như đêm. Họ hát trên đường phố kiếm sống, có thể liên hệ tới cái buồn nhạc sến cùng dòng nhạc bình dân Mỹ. Nhạc của người lao động, tầng lớp dân nghèo, xã hội nào ở đâu chẳng còn những cộng đồng người đói khổ. Nếu họ còn dòng nhạc buồn không thể mất, muốn ngăn cấm nó hãy xóa hết đói nghèo, bất công xã hội, điều này là không tưởng. Tại Mỹ dòng âm nhạc bình dân tự do phát triển, không chỉ là Mỹ, Pháp, nhiều nước châu Âu, châu Phi, các ban hát rong nhạc đường phố vẫn tự tác mua vui khách qua đường.

Phương thức quản lý của họ đơn giản, dòng nhạc bình dân, thị dân dù xuất hiện nhiều ban nhạc, ca sỹ nổi tiếng nhưng chưa có al bull doanh thu đỉnh, cao, chưa bao giờ dòng âm nhạc này lọt vào tôp hit bảng xếp hạng billboard. Các phương tiện truyền thông không tuyên truyền, quảng cáo rầm rộ, có chăng chỉ giới thiệu liên quan một sự khiện nào đó mới hát một hai lần rồi quên, còn các dòng nhạc chính thống luôn thành chương trình ca nhạc các phương tiện truyền thông. Đó là ranh giới thẩm mỹ, giá trị các dòng ca nhạc đáng quan tâm. Nước ta hiện nay thiếu những nhà quản lý có tầm nhìn văn hóa cầm nhịp nghệ thuật, nhiều giá trị ảo do giới truyền thông tung hê thành sao bitz, ban nhạc nổi tiếng, thực chất là hàng giả, tương tự như kinh tế bán hàng giả  “phục vụ” người tiêu dùng hiện nay.

“Nhạc sến”, “nhạc xưa”, “nhạc bolero”, do giới chuyên nghiệp thay đổi tên gọi tránh tiếng, nhưng nhạc bolero từ Pháp đến các nước châu Âu giai điệu êm đềm trong sáng trên nhịp ¾, 3 /8 không buồn như sến. Nên gọi nhạc sến đúng hơn, những bản nhạc sến không phải đệm theo một điệu bolero mà nhiều thể: pop, balall, rumba, slow…Cách gọi nhạc bolero không ổn.

3.Nhận diện phong cách sến.

Nhạc sến gồm những bài hát giai điệu đa phần mang âm hưởng dân ca, hoặc âm điệu mới, viết dưới dạng tự sự tâm trạng, ngâm ngợi buồn thương, mong nhớ, nuối tiếc xót xa. Lời ca nói rõ tâm trạng cảm xúc tác giả về tình yêu trắc trở, thân phận con người, bạc mệnh hẩm hiu, thiên nhiên ảm đạm…
Nội dung bài hát tạo điều kiện ca sỹ hát mang tâm trạng buồn trán, mất niềm tin, tình yêu tan vỡ. Hoàn cảnh ra đời những bài hát này vào hai thời điểm:
            Giai đoạn đất nước chia đôi, chiến tranh tàn khốc chưa thấy ngày mai.
            Những người dân di cư mang nỗi nhớ cố hương, ngậm ngùi chua xót.
Đặc điểm nội dung này rơi vào ca sỹ Bắc Hà hát có buồn thương cảm đến rơi nước mắt, đố hát cho ra phong cách sến người Nam phương. Nhưng vào tay người ca sỹ phương Nam, họ hát thôi rồi mùi mẫn lắm! Có thể đổ vào đó đủ loại tính từ: Buồn thê lương, chết chóc, yếm thế, thất vọng bi thương…Thực tiễn cuộc sống đồng bào mình từng trải nghiệm như thế! Làm sao lại vô cảm? Hãy tự nhận đây một dòng nhạc buồn, một vết thương lòng bao giờ cạn nước biển đông mới có thể nhạt nhòa nước mắt, chưa hẳn đã lau khô. Nội dung tình cảm tâm trạng bài hát còn nhiều, nhưng kỹ thuật hát thế nào cho ra chất sến? Đây phụ thuộc kỹ thuật người hát bao gồm:
Những người mang vốn sống thực tiễn hoàn cảnh xã hội đương thời.
Những người sinh ra trên mảnh đất dân ca, một chất giọng trời cho.
Kỹ thuật hát luyến âm nhả chữ tự nhiên mượt ngọt, không hát cộng minh.
Từ hai phương thức đào tạo ca sỹ khác nhau, đặc điểm cuộc sống, ngôn ngữ thổ âm khác nhau, ca sỹ Bắc hiếm tìm ra tài năng hát sến như người phương Nam. Phong cách sến:
            Luyến âm nhả chữ mượt mà ngọt ngào, mùi mẫn gần chất cải lương.
            Những bài hát nhịp điệu dàn chải: Rumba, pop, slow, bolero, balall…
Âm sắc giọng ca mờ đục, dù bè đệm rộn ràng giọng ca cứ buồn thảm.
Phong cách sến một dòng ca nhạc đặc trưng âm nhạc dân gian đương đại, bình dân. Âm nhạc một cộng đồng người trong các trào lưu ca nhạc Việt hiện nay, thêm một sắc màu văn hóa âm nhạc phương Nam.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

More

Whats Hot