Bước chân đến ngôi làng này, khách thập phương không chỉ được nghe tiếng đục, ngửi thấy mùi thơm tỏa ra từ những thớ gỗ mà còn được nghe những âm thanh lảnh lót phát ra từ những nhạc cụ dân tộc truyền thống. Đó là làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa, Hà Nội - nơi duy nhất còn lưu giữ nghề chế tác nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
Vào thời Nguyễn, làng này thuộc huyện Sơn Minh phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam Thượng (sau là phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội). Đây là làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Các loại đàn được sản xuất ở đây gồm: đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà... cho đến những cây đàn nhị, đàn hồ, đàn líu.
Cách đây gần 200 năm, làng có cụ Đào Xuân Lan vốn có máu nghệ sĩ, lại ham học hỏi đã hành hương sang xứ Bắc rồi mang nghề về làng. Ban đầu cũng chỉ dạy cho người trong họ, để trong lúc nông nhàn có thêm việc và cũng là hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ, các đám hát, phường hội rất cần những đàn tam, đàn tứ, tì bà... Rồi nghề phát triển khắp làng, việc buôn bán thịnh vượng ở cửa hàng trên thành phố. Từ đó nghề làm nhạc cụ trở thành nghề truyền thống của Đào Xá. Ngôi nhà thờ cụ tổ nghề Đào Xuân Lan được con cháu xây cất trong khuôn viên của ngôi nhà xưa. Hàng năm vào ngày giỗ cụ, người trong làng theo nghề vẫn đến đây hương đèn ấm cúng.
Cả làng hiện chỉ có khoảng 20 hộ theo nghề. Đàn của Đào Xá làm ra đã nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc. Không cuộc thi hay buổi biểu diễn âm nhạc dân tộc nào mà lại vắng mặt nhạc cụ do làng Đào Xá làm ra. Tiếng lành đồn xa nên các bạn bè quốc tế đến Việt Nam cũng cất công đến Đào Xá để đặt mua cho mình một cây đàn làm quà. Những thành quả đó không phải ngẫu nhiên mà có, nó xuất phát từ chính con tim khối óc của những người thợ yêu ghề vì nghề làm nhạc cụ truyền thống cũng lắm công phu. Để ra được một cây đàn như ý phải trải qua rất nhiều công đoạn cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của những người thợ lành nghề. Người thợ phải thạo, hay ít ra là biết nghề mộc, chưa kể nghề đàn trọng cái tai, cái mắt. Bởi cái chuẩn của sản phẩm không phải chỉ nhìn thấy đẹp mà còn phải nghe thấy hay. Gỗ làm đàn thường là gỗ trắc và gỗ vông. Qua các công đoạn xử lý, gỗ được pha đúng độ dày mỏng, to bé. Người thợ chuẩn bị khuôn làm hộp đàn cho phù hợp, sau đó đến công đoạn ghép cần và hộp. Nếu hộp đàn có thành là gỗ trắc, mặt gỗ vông thì cần đàn lại là loại gỗ trắc được tiện gọt trang trí kĩ lưỡng. Để theo được cái nghề lắm công phu này thì người thợ cũng phải mất 2-3 năm và phải có tâm với nghề. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện... tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kĩ thuật của ngày xưa để lại. Những ai đã theo nghề này thì đều có thể làm được tất cả các loại đàn dân tộc một cách thuần thục.
Giờ đây Đào Xá đã thành đất Thủ đô, nhưng nếp quê và cách sinh hoạt của người dân thôn thì vẫn vậy. Phải chăng, chính khung cảnh này đã nuôi dưỡng những con người hồn hậu để hằng ngày họ chăm chút tạo nên những sản phẩm tinh thần quí giá cho người đời. Đàn Đào Xá đã qua độ khốn khó, phần nào nắm bắt được cơ chế thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng nên đã có vị trí xứng đáng cùng với sự trở về của âm nhạc truyền thống.
Danh mục
Vào thời Nguyễn, làng này thuộc huyện Sơn Minh phủ Ứng Thiên trấn Sơn Nam Thượng (sau là phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Nội). Đây là làng nghề nổi tiếng với các sản phẩm nhạc cụ dân tộc Việt Nam. Các loại đàn được sản xuất ở đây gồm: đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà... cho đến những cây đàn nhị, đàn hồ, đàn líu.
Cách đây gần 200 năm, làng có cụ Đào Xuân Lan vốn có máu nghệ sĩ, lại ham học hỏi đã hành hương sang xứ Bắc rồi mang nghề về làng. Ban đầu cũng chỉ dạy cho người trong họ, để trong lúc nông nhàn có thêm việc và cũng là hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ, các đám hát, phường hội rất cần những đàn tam, đàn tứ, tì bà... Rồi nghề phát triển khắp làng, việc buôn bán thịnh vượng ở cửa hàng trên thành phố. Từ đó nghề làm nhạc cụ trở thành nghề truyền thống của Đào Xá. Ngôi nhà thờ cụ tổ nghề Đào Xuân Lan được con cháu xây cất trong khuôn viên của ngôi nhà xưa. Hàng năm vào ngày giỗ cụ, người trong làng theo nghề vẫn đến đây hương đèn ấm cúng.
Cả làng hiện chỉ có khoảng 20 hộ theo nghề. Đàn của Đào Xá làm ra đã nổi tiếng trong Nam, ngoài Bắc. Không cuộc thi hay buổi biểu diễn âm nhạc dân tộc nào mà lại vắng mặt nhạc cụ do làng Đào Xá làm ra. Tiếng lành đồn xa nên các bạn bè quốc tế đến Việt Nam cũng cất công đến Đào Xá để đặt mua cho mình một cây đàn làm quà. Những thành quả đó không phải ngẫu nhiên mà có, nó xuất phát từ chính con tim khối óc của những người thợ yêu ghề vì nghề làm nhạc cụ truyền thống cũng lắm công phu. Để ra được một cây đàn như ý phải trải qua rất nhiều công đoạn cùng với sự tỉ mẩn và tài hoa của những người thợ lành nghề. Người thợ phải thạo, hay ít ra là biết nghề mộc, chưa kể nghề đàn trọng cái tai, cái mắt. Bởi cái chuẩn của sản phẩm không phải chỉ nhìn thấy đẹp mà còn phải nghe thấy hay. Gỗ làm đàn thường là gỗ trắc và gỗ vông. Qua các công đoạn xử lý, gỗ được pha đúng độ dày mỏng, to bé. Người thợ chuẩn bị khuôn làm hộp đàn cho phù hợp, sau đó đến công đoạn ghép cần và hộp. Nếu hộp đàn có thành là gỗ trắc, mặt gỗ vông thì cần đàn lại là loại gỗ trắc được tiện gọt trang trí kĩ lưỡng. Để theo được cái nghề lắm công phu này thì người thợ cũng phải mất 2-3 năm và phải có tâm với nghề. Từ khâu chọn gỗ, ra gỗ, phơi gỗ cho đến công đoạn chắp, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, trau chuốt, khảm trai và hoàn thiện... tất cả đều được làm theo phương pháp thủ công đúng với kĩ thuật của ngày xưa để lại. Những ai đã theo nghề này thì đều có thể làm được tất cả các loại đàn dân tộc một cách thuần thục.
Giờ đây Đào Xá đã thành đất Thủ đô, nhưng nếp quê và cách sinh hoạt của người dân thôn thì vẫn vậy. Phải chăng, chính khung cảnh này đã nuôi dưỡng những con người hồn hậu để hằng ngày họ chăm chút tạo nên những sản phẩm tinh thần quí giá cho người đời. Đàn Đào Xá đã qua độ khốn khó, phần nào nắm bắt được cơ chế thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng nên đã có vị trí xứng đáng cùng với sự trở về của âm nhạc truyền thống.
Danh mục
0 nhận xét:
Đăng nhận xét