(TT&VH) - 3 phóng viên Trung Quốc bị cướp. 1 nhà báo Hàn Quốc bị trấn lột trắng trợn. 3 tên cướp đã lấy đồ của 2 phóng viên Bồ Đào Nha và 1 phóng viên Tây Ban Nha đã bị bắt giữ. 2 tin buồn và 1 tin “hơi vui”.
Cháu gái của Nelson Mandela qua đời vì bị một kẻ say rượu lái xe đâm phải khi em đang trên đường về nhà từ buổi hòa nhạc World Cup tối hôm trước. Nam Phi chùng xuống. Cái tin vị lãnh tụ của họ không thể tham dự lễ khai mạc truyền đi trong sự bàng hoàng và thẫn thờ. Nhưng World Cup phải sống. Nam Phi phải chiến thắng (dù không phải bằng tỉ số). Một người da màu đã giương cao tấm biển trong nước mắt khi chúng tôi đi ngang qua: Hãy làm cho ông ấy. Hãy làm vì Nam Phi.
Và cả Nam Phi vẫn nhảy múa. Tin từ đồng nghiệp tôi gửi về Fanfest ở Cape Town, gần chục người bị thương khi khu vực xem tập trung trước màn hình lớn bị quá tải. Ở Sandton, Johannesburg, tất cả đều quá tải. Chúng tôi chọn Hatfield, Pretoria, nơi thường được cho là chỉ có người giàu, và đa phần là người da trắng đến đó giải trí hằng ngày và cuối tuần, chờ đợi một sự trải nghiệm về tình yêu Nam Phi trong một thời điểm tràn ngập các thông tin rằng người da trắng ở Nam Phi bắt đầu nghĩ đến cảnh rời bỏ đất nước này và không còn yêu đất nước như thủa trước.
“Chúa ban phúc cho châu Phi... ban phúc cho chúng tôi, cho các con của ngài... bảo vệ đất nước, bảo vệ Nam Phi... Nghe tiếng gọi đến với nhau, kề vai bên nhau trong tình đoàn kết, được sống và đấu tranh cho tự do ở mảnh đất của chúng tôi, Nam Phi”.
Hàng ngàn sinh viên da trắng đã hát như thế. Bên cạnh những người da đen cũng hát như thế.
Ở Pretoria, có rất nhiều những ngôi biệt thự để trống và được rao bán (đẹp hơn, to hơn, tiện nghi hơn ở Việt Nam nhưng hầu hết đều rẻ hơn). Đó thực sự là bằng chứng không thể chối cãi cho một xu hướng đang có những người da trắng bỏ ra đi.
Bên cạnh những người da đen vật vờ ở các ngã tư xin tiền với một tấm biển rất triết lý, rằng: “thà ăn xin còn hơn ăn cướp”, cũng có những người da trắng khác phải đi ăn xin và sống bằng đồ cứu tế.
Nhưng không phải tất cả. Người Nam Phi da trắng và da màu có thể vẫn có khoảng cách, nhưng World Cup đang mang họ lại gần nhau, rất gần. Hàng trăm sinh viên da trắng ở Hatfield hôm qua thổi vuvuzela lành nghề như những người da màu. Họ bảo rằng họ đang chơi thứ nhạc cụ dân tộc (dù phần lớn vuvuzela được sản xuất ở Trung Quốc). Họ hát cho tổ quốc mình. Hàng ngàn người da đen mà chúng tôi bắt gặp trên các cung đường, dù là công nhân, những người nhập cư hay bản địa đều nhảy múa và ca hát. Có thể họ rất nghèo, biến 1 cái ống ước và 1 chiếc phễu là thành vuvuzela, nhưng họ cũng quên đi cuộc sống cơ cực của mình để tự hào về World Cup.
Bản chất của người châu Phi là thế, hiền lành và dễ mến, cười hết cỡ khi bạn chĩa máy ảnh, máy quay về họ. Bản chất của người nơi đây là ham vui và muốn được hạnh phúc. Năm 1980 thế giới được xem bộ phim “Thượng đế cũng phải cười”. Giờ là World Cup mà Thượng đế cũng cảm thấy hạnh phúc.
Cháu gái của Nelson Mandela qua đời vì bị một kẻ say rượu lái xe đâm phải khi em đang trên đường về nhà từ buổi hòa nhạc World Cup tối hôm trước. Nam Phi chùng xuống. Cái tin vị lãnh tụ của họ không thể tham dự lễ khai mạc truyền đi trong sự bàng hoàng và thẫn thờ. Nhưng World Cup phải sống. Nam Phi phải chiến thắng (dù không phải bằng tỉ số). Một người da màu đã giương cao tấm biển trong nước mắt khi chúng tôi đi ngang qua: Hãy làm cho ông ấy. Hãy làm vì Nam Phi.
Và cả Nam Phi vẫn nhảy múa. Tin từ đồng nghiệp tôi gửi về Fanfest ở Cape Town, gần chục người bị thương khi khu vực xem tập trung trước màn hình lớn bị quá tải. Ở Sandton, Johannesburg, tất cả đều quá tải. Chúng tôi chọn Hatfield, Pretoria, nơi thường được cho là chỉ có người giàu, và đa phần là người da trắng đến đó giải trí hằng ngày và cuối tuần, chờ đợi một sự trải nghiệm về tình yêu Nam Phi trong một thời điểm tràn ngập các thông tin rằng người da trắng ở Nam Phi bắt đầu nghĩ đến cảnh rời bỏ đất nước này và không còn yêu đất nước như thủa trước.
Hàng ngàn sinh viên da trắng đã hát như thế. Bên cạnh những người da đen cũng hát như thế.
Ở Pretoria, có rất nhiều những ngôi biệt thự để trống và được rao bán (đẹp hơn, to hơn, tiện nghi hơn ở Việt Nam nhưng hầu hết đều rẻ hơn). Đó thực sự là bằng chứng không thể chối cãi cho một xu hướng đang có những người da trắng bỏ ra đi.
Bên cạnh những người da đen vật vờ ở các ngã tư xin tiền với một tấm biển rất triết lý, rằng: “thà ăn xin còn hơn ăn cướp”, cũng có những người da trắng khác phải đi ăn xin và sống bằng đồ cứu tế.
Nhưng không phải tất cả. Người Nam Phi da trắng và da màu có thể vẫn có khoảng cách, nhưng World Cup đang mang họ lại gần nhau, rất gần. Hàng trăm sinh viên da trắng ở Hatfield hôm qua thổi vuvuzela lành nghề như những người da màu. Họ bảo rằng họ đang chơi thứ nhạc cụ dân tộc (dù phần lớn vuvuzela được sản xuất ở Trung Quốc). Họ hát cho tổ quốc mình. Hàng ngàn người da đen mà chúng tôi bắt gặp trên các cung đường, dù là công nhân, những người nhập cư hay bản địa đều nhảy múa và ca hát. Có thể họ rất nghèo, biến 1 cái ống ước và 1 chiếc phễu là thành vuvuzela, nhưng họ cũng quên đi cuộc sống cơ cực của mình để tự hào về World Cup.
Bản chất của người châu Phi là thế, hiền lành và dễ mến, cười hết cỡ khi bạn chĩa máy ảnh, máy quay về họ. Bản chất của người nơi đây là ham vui và muốn được hạnh phúc. Năm 1980 thế giới được xem bộ phim “Thượng đế cũng phải cười”. Giờ là World Cup mà Thượng đế cũng cảm thấy hạnh phúc.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét