Khu vực lựa chọn : CÔNG VIÊN TRƯỚC MẶT NHÀ HÁT THÀNH PHỐ
Ngang qua khu vực trung tâm Nhà Hát Thành Phố , xung quanh là những khách sạn 4-5 sao cao chọc trời, hầu hết là theo lối kiến trúc phương tây. Đây có lẽ là niềm tự hào của bất kỳ một thành phố đang phát triển nào.
Nhưng trong một lần, khi được nghe tâm sự của một người bạn nước ngoài : “ Đứng ở đây tôi có cảm giác không phải đang đứng ở Việt Nam …” Câu nói nghe có vẻ đơn giản, nhưng đã để lại rất nhiều suy nghĩ trong tôi. Mặc dù những công trình kiến trúc kia rất đáng tự hào, nhưng đã không phản ảnh được nền văn hóa phong phú của dân tộc, mặc dù chúng ta không hề thiếu.
Rõ ràng chúng ta không thể thay thế được kiến trúc những nơi đã gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của Thành Phố. Tuy nhiên, để xen lẫn với không gian khá “ Tây” kia, nên chăng sẽ có những bức tranh phù điêu, hay những tác phẩm điêu khắc mang nội dung thuần Việt.
Đồng thời, nhìn chung tổng thể, ta thấy răng so với công viên tượng đài Bác Hồ, hay đường hoa Nguyễn Huệ, thì công viên ở khu vực trước mặt Nhà Hát khá là tối và buồn tẻ, mặc dù có không ít người qua lại nghỉ ngơi vui chơi.
Phương án đề nghị : Xây dựng một bức tranh toàn cảnh về âm nhạc dân tộc Việt Nam ở giữa lòng Thành Phố
Theo tôi, khuôn viên chạy dọc phía trước Nhà Hát Lớn Thành Phố, nên có một vài cụm tượng tròn, giới thiệu về nhạc cụ dân tộc, những cô gái trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam ngồi gảy đàn bầu, những chàng trai khăn đóng áo the, đi guốc mộc kéo nhị, gõ trống .
Về nội dung hình ảnh của âm nhạc truyền thống thì Việt Nam có rất nhiều, nhưng cần chọn lọc những gì thực sự thuần Việt không lai căng. Những hạng mục đã được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể, như : Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, hay Nhã nhạc cung đình Huế, đều có thể là niềm tự hào của mỗi người dân yêu âm nhạc truyền thống Việt Nam, khi giới thiệu cho du khách, bè bạn năm châu mỗi khi đến thăm thành phố mình.
Ngang qua khu vực trung tâm Nhà Hát Thành Phố , xung quanh là những khách sạn 4-5 sao cao chọc trời, hầu hết là theo lối kiến trúc phương tây. Đây có lẽ là niềm tự hào của bất kỳ một thành phố đang phát triển nào.
Nhưng trong một lần, khi được nghe tâm sự của một người bạn nước ngoài : “ Đứng ở đây tôi có cảm giác không phải đang đứng ở Việt Nam …” Câu nói nghe có vẻ đơn giản, nhưng đã để lại rất nhiều suy nghĩ trong tôi. Mặc dù những công trình kiến trúc kia rất đáng tự hào, nhưng đã không phản ảnh được nền văn hóa phong phú của dân tộc, mặc dù chúng ta không hề thiếu.
Rõ ràng chúng ta không thể thay thế được kiến trúc những nơi đã gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của Thành Phố. Tuy nhiên, để xen lẫn với không gian khá “ Tây” kia, nên chăng sẽ có những bức tranh phù điêu, hay những tác phẩm điêu khắc mang nội dung thuần Việt.
Đồng thời, nhìn chung tổng thể, ta thấy răng so với công viên tượng đài Bác Hồ, hay đường hoa Nguyễn Huệ, thì công viên ở khu vực trước mặt Nhà Hát khá là tối và buồn tẻ, mặc dù có không ít người qua lại nghỉ ngơi vui chơi.
Phương án đề nghị : Xây dựng một bức tranh toàn cảnh về âm nhạc dân tộc Việt Nam ở giữa lòng Thành Phố
Theo tôi, khuôn viên chạy dọc phía trước Nhà Hát Lớn Thành Phố, nên có một vài cụm tượng tròn, giới thiệu về nhạc cụ dân tộc, những cô gái trong trang phục áo dài truyền thống Việt Nam ngồi gảy đàn bầu, những chàng trai khăn đóng áo the, đi guốc mộc kéo nhị, gõ trống .
Về nội dung hình ảnh của âm nhạc truyền thống thì Việt Nam có rất nhiều, nhưng cần chọn lọc những gì thực sự thuần Việt không lai căng. Những hạng mục đã được UNESCO công nhận là Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể, như : Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, hay Nhã nhạc cung đình Huế, đều có thể là niềm tự hào của mỗi người dân yêu âm nhạc truyền thống Việt Nam, khi giới thiệu cho du khách, bè bạn năm châu mỗi khi đến thăm thành phố mình.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét