Ngôn ngữ của âm nhạc luôn là cầu nối văn hóa cho mọi dân tộc. Mỗi nền văn hóa có những loại hình âm nhạc đặc biệt và không bị giới hạn về không gian lẫn thời gian. Âm nhạc vượt qua biên giới, giúp mỗi dân tộc tồn tại độc lập cùng với bản sắc riêng của mình.
Do thời gian dài chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ và vương quốc cổ Champa, kho lưu trữ âm nhạc truyền thống Việt Nam có một lịch sử rất phong phú. Cho dù những ảnh hưởng ấy bắt đầu rất sớm, kéo dài trong suốt các giai đoạn phát triển và cả trong thời kỳ độc lập của Việt Nam, nhưng chúng ta vẫn cần cù gìn giữ bản sắc riêng của mình. Rất nhiều nhạc cụ đặc biệt đã được sáng chế, tạo điều kiện cho những sản phẩm âm nhạc mới lạ trở nên phổ biến để phục vụ giải trí.
Nhạc cụ của chúng ta được chia thành bốn nhóm: bộ dây, bộ khí, bộ gõ, và nhóm các nhạc cụ khác. Những nhạc cụ phổ biến nhất như Đàn Nguyệt (hộp đàn hình tròn như mặt trăng có hai dây), Đàn Bầu (độc huyền cầm, đàn một dây), Đàn Đáy (nhạc cụ có cần đàn dài, 3 dây và thùng đàn hình thang), và Đàn Tỳ Bà (thùng đàn và cần đàn liền nhau có hình quả lê, đàn có 4 dây), đã xuất hiện trong những vở Cải Lương, một loại hình âm nhạc dân gian truyền thống. Bên cạnh đó, có rất nhiều nhạc cụ hình dáng kỳ lạ xứng đáng được công nhận về sự thú vị, hấp dẫn cũng như về hình thức và âm thanh.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét