Đồng bào thường dùng những nhạc cụ dân tộc trong các dịp lễ hội, với những sinh hoạt trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ. Trong những buổi sinh hoạt này thì vai trò của nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của người Mông gửi gắm, thể hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên núi rừng hùng vĩ.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có 54 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc, vùng miền lại có sinh hoạt văn hóa, nhạc cụ truyền thống mang bản sắc riêng. Nếu như ở đồng bằng là quê hương của những điệu Hò, Lý, Cò lả..., thì miền núi và miền trung du là xứ sở của các làn điệu Thưởng, Rang, Then (Tày) Sli (Nùng), Dì kê (Khmer); Khắp (Thái)...Và nếu đàn Bầu là một trong những cây đàn điển hình, tượng trưng của người Kinh thì cây Tính tẩu là đại diện cho dân tộc Tày,...mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam đều có những giá trị văn hóa dân gian giàu bản sắc và mang nét độc đáo riêng.
Đồng bào dân tộc Mông cũng vậy trong quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt của đồng bào thì kho tàng văn hóa dân gian, các giá trị văn hoá nghệ thuật dân tộc luôn được đồng bào coi trọng và giữ gìn. Một trong số những giá trị văn hoá dân gian truyền thống đó là nhạc cụ dân tộc Mông.
Đồng bào thường dùng những nhạc cụ dân tộc trong các dịp lễ hội, với những sinh hoạt trò chơi dân gian, dân ca, dân vũ. Trong những buổi sinh hoạt này thì vai trò của nhạc cụ dân tộc được coi là linh hồn của người Mông gửi gắm, thể hiện tiếng lòng của mình với bạn tình, với cộng đồng và với thiên nhiên núi rừng hùng vĩ. Thông qua những buổi sinh hoạt văn hóa dân gian như vậy mà nam nữ thanh niên biết dùng kèn môi, thổi kèn lá, thổi, múa khèn, thổi sáo, hát ống...
Nhạc cụ dân tộc Mông thể hiện chất trữ tình đằm thắm, mượt mà, khoẻ khoắn, mang vẻ đẹp tự nhiên, nét tươi sáng và giản dị của tâm hồn người Mông. Chính vì thế, âm nhạc người Mông nói chung và nhạc cụ dân tộc Mông nói riêng chiếm được cảm tình không những của đồng bào Mông mà còn làm say lòng công chúng trong cộng đồng các dân tộc anh em.
Trong số các loại nhạc cụ của đồng bào Mông loại nhạc cụ đầu tiên phải kể đến đó chính là Kèn Lá. Đây là một loại nhạc cụ tự tạo đơn giản và tiện dụng, người thổi kèn lá không phải thường xuyên mang theo bên mình mà bất cứ lúc nào cần cũng có thể hái ra được kèn lá. Tuy nhiên để thổi hay, trọn vẹn một điệu nhạc thì khâu chọn lá đóng vai trò quan trọng. Người thổi kèn lá thường chọn loại lá hơi mềm, tương đối dai, mép lá trơn. Những loại lá kim, lá dòn, mép răng cưa không thể phát ra âm thanh chuẩn và hay được. Khi thổi, lá dùng làm kèn được gập đôi lại ở phần mép lá mỏng hơn và ngậm vào môi, dùng hơi để điều chỉnh âm thanh cao thấp, trầm bổng theo âm điệu bài hát hay làn điệu dân ca.
Thổi Kèn Lá (Ảnh: Sưu tầm)
Kèn lá thường được các thanh niên nam nữ sử dụng để nhắn gửi tâm tình, bày tỏ nỗi lòng, thổi vào lúc giải lao, hay sau những giờ lao động mệt nhọc. Đặc biệt trong những dịp vui như cưới hỏi, lễ hội trong ngày tết của đồng bào tiếng kèn lá khi thì tha thiết yêu thương, khi lảnh lót làm không khí thêm vui tươi rộn ràng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét