Võ Quê | |
Nghệ sĩ Trần Kích sinh ngày 15.8.1921 tại làng Thành Trung, xã Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống âm nhạc dân tộc, nghệ sĩ đã được thân sinh, vốn là một nghệ nhân kỳ cựu nổi tiếng với những ngón đàn tuyệt kỹ, những điệu kèn kỳ tài truyền dạy cho nhiều bài bản nhã nhạc cung đình triều Nguyễn ngay từ nhỏ. Đến những năm 17, 18 tuổi nghệ sĩ Trần Kích đã cùng thân sinh gắn bó với nghề dạy đàn, dạy kèn tại nhà hoặc nhận lời mời đi kèm cặp cho nhiều con em của các gia đình yêu âm nhạc quanh vùng. Với niềm đam mê học hỏi, khổ luyện qua nhiều năm tháng, cộng với quá trình diễn tấu, truyền thụ vốn tinh hoa âm nhạc cho nhiều thế hệ học trò, nghệ sĩ Trần Kích đã tích luỹ cho mình một bề dày nghệ thuật, góp phần vào việc bảo tồn, xây dựng và phát triển loại hình âm nhạc cung đình Huế, bộ môn ca Huế.
Tính tình điềm đạm, bản chất thuần hậu, nhu hoà, ngón đàn tài hoa của nghệ sĩ Trần Kích đã có một nét độc đáo riêng so với các nhạc hưũ cùng thời. Đó là sự nhấn nhá, luyến láy tinh vi, điệu nghệ. Cung bậc uyển chuyển mà nồng thắm sâu lắng, giàu tình; dễ gợi cho người nghe một sự trang trọng mà gần gũi, các ngón nhấn, vuốt, vê, rung ... như được tiếp truyền cái hồn nghệ sĩ. Âm hưởng mượt mà, êm dịu lan toả vào không gian trữ tình, vào lòng người mạch nguồn đồng cảm. Giới mộ điệu đã thực sự rung động trước diễn xuất đàn, kèn của nghệ sĩ tài ba Trần Kích. Từ chiếc nôi nghệ thuật cổ truyền, nhạc sĩ Trần Kích đã lần lượt sử dụng đến mức tuyệt kỹ các loại nhạc cụ dân tộc như kèn đại, kèn lỡ, đàn nhị, đàn nguyệt, đàn bầu,sáo ...
Khi trường Quốc gia âm nhạc Huế được thành lập (1962), nhạc sĩ Trần Kích đã được mời giảng dạy thực hành nhiều loại nhạc cụ : đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, kèn ... nội dung truyền dạy gồm các hệ thống đại nhạc, tiểu nhạc của nhã nhạc cung đình triều Nguyễn, các làn điệu ca Huế. Từ môi trường này, nhiều lớp học trò đã được đào tạo nối tiếp. Trong đó có một số học trò xuất chúng, trở thành những nghệ sĩ tên tuổi, ngày nay đang hoạt động ở Huế như NSƯT La Cẩm Vân, Tôn Nữ Lệ Hoa, Quý Cát, Nguyễn Đình Vân, Trần Thảo ... (Trần Thảo là con trai đầu của nghệ sĩ Trần Kích, cũng đang tiếp truyền nghệ thuật đàn ca Huế, đã nhiều lần cùng nghệ sĩ Trần Kích lưu diễn nhiều nơi ở trong và ngoài nước).
"Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh", sự nghiệp nghệ thuật truyền thống âm nhạc của nghệ sĩ Trần Kích đã có độ dày đáng kính. Thành tích công hiến hết mình vì nghệ thuật diễn tấu nhạc cụ dân tộc của nghệ sĩ đã là những nét hoa văn sinh động điểm tô cho đời:
Năm 1970, nghệ sĩ Trần Kích lần đầu tiên đi biểu diễn ở nước ngoài cùng đoàn Ba Vũ tại hội chợ
Cuộc đời nghệ sĩ Trần Kích là tấm gương sáng của lòng say mê âm nhạc dân tộc, của sự khổ luyện, miệt mài lao động nghệ thuật. Ông đã truyền dạy cho nhiều thế hệ tinh hoa của nhã nhạc, ca Huế. Sự góp phần vào việc phục hồi, chấn hưng các giá trị nghệ thuật âm nhạc truyền thống Huế là một thành tích đáng trân trọng, ngợi ca, nhất là giai đoạn từ 1975 đến nay. Nhờ ông và các nhạc hữu cùng thời (Nguyễn Kế, Tôn Thất Toàn, Tôn Thất Viễn Dung, Nguyễn Văn Tân ...) mà các bài bản trong hệ thống âm nhạc cung đình triều Nguyễn, ca Huế được truyền bá giới thiệu, phát huy tác dụng tích cực vào đời sống văn hoá Huế, đưa loại hình âm nhạc đến với công chúng trong và ngoài nước. Năm 2003, Unesco công nhận nhã nhạc cung đình triều Nguyễn là kiệt tác nhân loại, một phần có công lao thành tích và tâm huyết, tài hoa của nghệ sĩ Trần Kích. Năm 2007, Nhà nước phong tặng ông là Nghệ sĩ Ưu tú.
| |
Popular Posts
-
Hay còn gọi là đàn Kìm, được sử dụng rộng rãi trong dòng nhạc dân gian cũng như cung đình bác học cổ truyền của người Việt. Xuất hiện tr...
-
Mùa “ăn năm uống tháng” trên Tây Nguyên bắt đầu khi ma rừng dứt hẳn. Bạt ngàn những vạt hoa dã quỳ vàng rực rung rinh, nhảy nhót trong vũ ...
-
Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lê...
-
Đây là một trong những cây đàn dài nhất do người Việt nam chế tác vào thời Lê (thế kỷ XV-XVIII). Ngày xưa nó còn có tên Vô để cầm(đàn kh...
-
Đã có mặt trong nền âm nhạc truyền thống Việt Nam từ lâu đời, đã trở nên thân quen và gần gũi với mọi người dân Việt Nam, nó được trân t...
-
Thanh la là nhạc khí tự thân vang gõ của Dân tộc Việt, (theo GSTS. Trần Văn Khê : Thanh la được sử dụng trong đạo Phật ở miền Trung gọi là ...
-
(TT&VH) - “3 giờ sáng mới đi ngủ, vì vui quá”, Lê Cát Trọng Lý thổ lộ sau đêm trao giải Bài hát Việt 2008 (18/1). Với ca khúc Chênh ...
-
Mùa “ăn năm uống tháng” trên Tây Nguyên bắt đầu khi ma rừng dứt hẳn. Bạt ngàn những vạt hoa dã quỳ vàng rực rung rinh, nhảy nhót trong vũ ...
-
Sự thiên di của văn hóa nghệ thuật từ cội nguồn miền Bắc gắn với lịch sử Nam tiến của dân tộc. Nam bộ, xét theo mối tương quan v...
-
Mang ý nghĩa "âm nhạc tao nhã", Nhã nhạc đề cập đến âm nhạc cung đình Việt Nam được trình diễn tại các lễ thường niên, bao gồm ...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét