Hát xẩm là một trong những thể loại hát rong của người Việt thủa xưa và là thể loại đặc trưng của những người hỏng mắt. Họ thường đi từng tốp 2-3 hoặc 4-5 người, nhiều khi là những thành viên trong cùng một gia đình để biểu diễn ở những tụ điểm đông người ngoài trời.
Sức hấp dẫn của hát Xẩm là ở những làn điệu hát với nhịp trống phách tươi vui cuốn hút khéo hoà cùng tiếng bầu, tiếng nhị nỉ non réo rắt và ở cả nội dung hết sức phong phú của lời ca.
Người hát Xẩm tự sự về thân phận của mình, họ kể về nỗi khổ của những người nghèo khó, những cảnh đời ngang trái. Lại có những chuyện vui nhẹ nhàng hóm hỉnh, những bài châm biếm sâu cay các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức thống trị, đả kích bọn bán dân hại nước, nêu cao gương anh hùng liệt sĩ. Những người hát Xẩm cũng là những người kể tài ba những truyện thơ được nhân dân yêu thích.
Các làn điệu chính của hát Xẩm gồm: Huê tình, Ba bậc, Thập ân, Hà liễu... Ngày nay những người hát Xẩm rong hầu như không còn nữa, song nghệ thuật của họ vẫn tồn tại và được trân trọng.
Người hát Xẩm tự sự về thân phận của mình, họ kể về nỗi khổ của những người nghèo khó, những cảnh đời ngang trái. Lại có những chuyện vui nhẹ nhàng hóm hỉnh, những bài châm biếm sâu cay các thói hư tật xấu, lên án những hủ tục, tố cáo tội ác của kẻ áp bức thống trị, đả kích bọn bán dân hại nước, nêu cao gương anh hùng liệt sĩ. Những người hát Xẩm cũng là những người kể tài ba những truyện thơ được nhân dân yêu thích.
Các làn điệu chính của hát Xẩm gồm: Huê tình, Ba bậc, Thập ân, Hà liễu... Ngày nay những người hát Xẩm rong hầu như không còn nữa, song nghệ thuật của họ vẫn tồn tại và được trân trọng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét