Đàn Tranh

Đàn Tranh được hình thành trong ban nhạc từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Thời Lý - Trần, Đàn Tranh chỉ có độ 15 dây nên bấy giờ gọi là "Thập ngũ huyền cầm" và được dùng trong ban "Đồng văn, nhã nhạc" (đời Lê Thánh Tôn thế kỷ 15), sau này được dùng trong cả ban nhạc giáo phường. Thời Nguyễn (thế kỷ 19) được dùng trong ban "nhạc Huyền" hay "Huyền nhạc", lúc bấy giờ được sử dụng với 16 dây nên được gọi là "Thập lục huyền cầm".
Hình dáng đàn dài, có 16 dây bằng kim loại, mặt đàn nhô lên hình vòng cung. Từ trục đàn đến chỗ gắn dây đàn, khoảng giữa của mỗi dây đều có một con nhạn gọi là "Nhạn đàn" để tăng âm, lên dây đàn từ nửa cung đến một cung khi đàn cần chuyền đổi dây. Sau này, Đàn Tranh rất thông dụng được đứng thứ ba trong bộ tam tuyệt của dàn nhạc tài tử.

Vì Đàn Tranh được thiết kế theo hình thức nhiều dây, nên khi tấu nhạc, đàn phát ra âm thanh đanh tiếng, sắt tiếng hơn khi tấu chữ, đàn thường là "song thanh", ví dụ khi hết một câu hay hết một đoạn nhạc hoặc một láy đàn nào đó thường lặp lại một nốt, một chữ nhạc của láy đàn (hò líu, xàng xang, xề xê...).

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

More

Whats Hot