Đàn Ðoản

Là nhạc khí truyền thống của Dân tộc Việt và một số dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam. Tương tự với Ðàn Ðoản, người H’ Mông có Thà Chìn, người Lô Lô có Gièn Xìn, hộp đàn mỏng hơn, có vẽ hoa và khoét lỗ thoát âm.
Đàn Ðoản là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn) một số nước khác ở Châu Á cũng có, Ðàn Ðoản được nhập vào Việt Nam và trở thành đàn Việt Nam.
(còn gọi là đàn nhật, tức đàn Mặt Trời), loại đàn có 4 dây bằng tơ (2 âm giống nhau); ở Nam Bộ gọi là đàn đoản vì cán đàn ngắn. Được xếp phím theo hệ thống 7 âm chia đều, cho nên khi đánh theo điệu thức 12 bình quân, cần phải nhấn mới đạt được cao độ theo ý muốn. Âm thanh giòn, khoẻ, vang, thích hợp với giai điệu vui, hoạt bát, dí dỏm. Đàn Tứ trước đây có mặt trong các dàn nhạc bát âm, tuồng, cải lương (ít dùng trong chèo).
Đàn Ðoản thường được sử dụng tham gia trong Phường Bát âm, Dàn nhạc Sân khấu Tuồng, Cải Lương, ngày nay Ðàn Tứ đã được đưa vào Dàn nhạc Dân tộc Tổng hợp hoà tấu.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

More

Whats Hot