Ngay từ thời xa xưa ông cha ta rất say mê âm nhạc. Đó là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống, có nhiều loại nhạc cụ và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm hay để truyền thêm sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, giáo dục cho con cháu truyền thống tổ tiên, nêu cao đạo lý làm người hay dùng giao tiếp với thế giới thần linh... Trải qua thời gian biến thiên và hôm nay đất nước vẫn lưu giữ nhiều nhạc cụ đủ loại từ thời xa xưa nhất. Trong đó đàn đá là một nhạc cụ được xem là cổ nhất.
Đàn đá (Tây Nguyên gọi là goong lu, đọc là goòng lú, tức"đá kêu như tiếng cồng") là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Ở Việt Namtại vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ có nhiều loại đánày.
Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại tại Đăk Lăk một bộ 11 thanh đá xám có dấuhiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ trong đó thanh dài nhất 101,7 cm nặng 11,210 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm nặng 5,820 kg. Sau đó được kết luận là: "nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết".Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con người Paris (Pháp). Những năm sau đó năm 1956, 1980, 1990 … người ta đã phát hiện ra nhiều bộ đàn đá tại các tỉnh như: Đắc Lắc, Khánh Hoà, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé, Phú Yên…, các thanh đá này có tuổi đời khoảng 3000 năm. Mới đây nhất tại Ninh Thuận các nhà khảo cổ đã phát hiện những thanh đá có hình dáng lạ chính là bộ đàn đá của người tiền sử.
Nét độc đáo của đàn đá là nếu tiếng đàn đá ở âm vực cao thì có âm thanh thánh thót xa xăm. Ở âm vực trầm thì vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa có quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người, với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ.
Thanh âm của đàn đá đượcGS.TS.Trần Văn Khê ca ngợi là "biểu hiện tâm tư hệt như con người".Theo nghệ sĩ nhân dân Đỗ Lộc thì cho hay: “đến nay ngoài Việt Namra, thế giới chưa có đàn đá đúng nghĩa. Ở một số tộc người châu Phi, Ấn Độ,Trung Hoa cổ đã xuất hiện những thanh đá phát ra âm thanh, nhưng đó chỉ là những chiếc “khánh” đá có âm vực đơn giản không đủ khả năng diễn tấu như các bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam”.
Các bạn xem vài clip do các nghệ sĩ biểu diễn đàn đá – một nhạc cụ cổ nhất của Việt Nam để tự hào chúng ta có những nhạc cụ “không đụng hàng” trên thế giới. Đây chính là niềm tự hào của toàn dân tộc ta. Chúng ta có trách nhiệm cần bảo tồn và giới thiệu cho bạn bè khắp năm châu biết nhạc cụ độc đáo nầy.
Đàn đá (Tây Nguyên gọi là goong lu, đọc là goòng lú, tức"đá kêu như tiếng cồng") là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam và là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Đàn được làm bằng các thanh đá với kích thước dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau. Thanh đá dài, to, dày có âm vực trầm trong khi thanh đá ngắn, nhỏ, mỏng thì tiếng thanh. Ở Việt Namtại vùng núi Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ có nhiều loại đánày.
Năm 1949, những người phu làm đường phát hiện tại tại Đăk Lăk một bộ 11 thanh đá xám có dấuhiệu ghè đẽo bởi bàn tay con người, kích thước từ to đến nhỏ trong đó thanh dài nhất 101,7 cm nặng 11,210 kg; thanh ngắn nhất 65,5 cm nặng 5,820 kg. Sau đó được kết luận là: "nó không giống bất cứ một nhạc cụ bằng đá nào mà khoa học đã biết".Hiện bộ đàn đá này được trưng bày ở Bảo tàng Con người Paris (Pháp). Những năm sau đó năm 1956, 1980, 1990 … người ta đã phát hiện ra nhiều bộ đàn đá tại các tỉnh như: Đắc Lắc, Khánh Hoà, Đồng Nai, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Sông Bé, Phú Yên…, các thanh đá này có tuổi đời khoảng 3000 năm. Mới đây nhất tại Ninh Thuận các nhà khảo cổ đã phát hiện những thanh đá có hình dáng lạ chính là bộ đàn đá của người tiền sử.
Nét độc đáo của đàn đá là nếu tiếng đàn đá ở âm vực cao thì có âm thanh thánh thót xa xăm. Ở âm vực trầm thì vang như tiếng dội của vách đá. Người xưa có quan niệm âm thanh của đàn đá như một phương tiện để nối liền cõi âm với cõi dương, giữa con người, với trời đất thần linh, giữa hiện tại với quá khứ.
Thanh âm của đàn đá đượcGS.TS.Trần Văn Khê ca ngợi là "biểu hiện tâm tư hệt như con người".Theo nghệ sĩ nhân dân Đỗ Lộc thì cho hay: “đến nay ngoài Việt Namra, thế giới chưa có đàn đá đúng nghĩa. Ở một số tộc người châu Phi, Ấn Độ,Trung Hoa cổ đã xuất hiện những thanh đá phát ra âm thanh, nhưng đó chỉ là những chiếc “khánh” đá có âm vực đơn giản không đủ khả năng diễn tấu như các bộ đàn đá tìm thấy ở Việt Nam”.
Các bạn xem vài clip do các nghệ sĩ biểu diễn đàn đá – một nhạc cụ cổ nhất của Việt Nam để tự hào chúng ta có những nhạc cụ “không đụng hàng” trên thế giới. Đây chính là niềm tự hào của toàn dân tộc ta. Chúng ta có trách nhiệm cần bảo tồn và giới thiệu cho bạn bè khắp năm châu biết nhạc cụ độc đáo nầy.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét