Đàn bầu - Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Việt Nam

Nội dung chi tiết Độ khó: Cực dễ 1 Truyền thuyết đàn bầu Đàn bầu ai gảy nấy nghe Làm thân con gái chớ nghe đàn bầu Câu ca dao trên chúng ta thường được nghe truyền tụng trong dân gian, đã phần nào nói lên được sức quyến rũ của cây đàn này.  Vâng, thật là tuyệt diệu, chỉ với 1 sợi dây thép căng dài trên mặt đàn, 1 đầu dây cột dưới đàn, 1 đầu dây cột vào cần đàn, trên cần có nửa trái bầu, thế rồi chỉ với một cây que ngắn trong bàn tay mặt, khảy vào một số điểm trên dây, người nghệ sĩ tạo ra vô vàn âm thanh quyến rũ: Một dây nũng nịu đủ lời Nửa bầu chứa cả đất trời âm thanh (Văn Tiến Lê) Cũng như hầu hết các nhạc khí khác của Việt Nam, đàn bầu không biết do ai sáng chế, và xuất hiện từ thời kỳ nào. Dựa vào chuyện kể của GS Trần Văn Khê, thầy nói rằng trong 1 bài tham luận về đàn bầu nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khóat, đọc tại Bulgary nhân dịp Liên Hoan Âm Nhạc Dân Gian, nhạc sĩ kể lại rằng: Tương truyền ngày xưa có 1 người tên là Trương Viên cùng các trai tráng phải lên đường chống giặc. Trước khi đi, Trương Viên dặn vợ, nếu chẳng may loạn lạc khắp nơi, thì hãy dẫn mẹ trở về quê lánh nạn. Chiến tranh càng ngày càng khốc liệt, vợ Trương Viên phải dắt mẹ trở về quê, trên đường đi vất vả, cực khổ, nhiều khi nàng phải nhịn đói để nhường cơm cho mẹ. Một buổi sáng kia, khi đi ngang qua 1 làng nọ, bỗng nhiên người trong làng đổ xô ra niềm nở chào đón, lại còn đãi mẹ con 1 bữa cơm thịnh soạn. Hai mẹ con nhìn nhau ngơ ngác, không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa. Đợi cho hai người ăn xong, 1 bô lão trong làng mới nói lý do. Đó là mỗi năm làng phải tế cho hung thần cặp mắt của một người phụ nữ. Không muốn người trong làng bị móc mắt, làng bèn đạt ra lệ rằng mỗi năm đúng ngày giờ này, người phụ nữ nào đạt chân vào làng trước thì sẽ được đãi một bữa ăn thịnh soạn, sau đó thì bị xin cặp mắt. Nay bà lão đặt chân vô trước, vậy xin cặp mắt của bà lão. Nghe vậy, vợ Trương Viên òa khóc, rồi quỳ xin được hiến cặp mắt của mình thay cho mẹ. Dân làng bằng lòng, thế là họ móc cặp mắt nàng. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo đó, Tiên trên trời bèn hiện ra và cho nàng cây đàn 1 dây, dặn rằng: "Cây đàn này sẽ giúp con nuôi được mẹ và sau này gia đình con sẽ được đoàn tụ." Nàng nhận đàn, lạy tạ Bà Tiên. Từ đó hai mẹ con dắt nhau đi đàn ca để kiếm tiền độ nhật. Chiến tranh chấm dứt, Trương Viên trở về nhà thì không thấy mẹ và vợ đâu cả. Hỏi thăm mọi người thì cũng không ai biết. Đoán là hai người đã về quê, Trương Viên vội vã đi kiếm. Trên đường đi, anh cũng đi ngang cái làng có hung thần, hỏi thăm thì mọi người thuật lại hiếu thảo của nàng dâu, nhưn họ không biết sau đó hai mẹ con đi đâu nữa. Trương Viên buồn bã, đành lang thang đi tìm khắp nơi. Bỗng một hôm khi ngang qua một cái chợ nhỏ, Trương Viên nghe thấy tiếng đàn rất lạ, rồi lại thấy một đám đông đứng chen chúc nhau, hình như họ đang bị quyến rũ bởi tiếng đàn đó. Hiếu kỳ, Trương Viên lách vào coi, thì giật mình nhận ra vợ mình đang đàn 1 cây đàn lạ, còn mẹ đang ngồi ngã nón xin tiền. Trương Viên mừng rỡ, ôm chầm lấy mẹ và vợ, cả ba người khóc như mưa. Riêng người vợ thì bao nhiêu nhớ nhung, khốn khổ vất vả, lạ còn bị đui mù nữa khiến nàng tủi thân, tức khóc mãi, khóc mãi, khóc mãi đến khô hết nước mắt, rồi thì máu mắt chảy ra. Lạ thay khi dòng máu bắt đầu chảy cặp mắt nàng trở lại như xưa. Mặc dầu đây chỉ là một truyền thuyết, nhưng khi một nhạc khí mà đã có được một truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian như thế đủ chứng tỏ rằng nhạc khí đó được yêu thích biết bao nhiêu. Vì đàn bầu xuất phát từ dân gian, nên ít được nhắc đến trong sách sử. Phải đợi tới thời Vua Thành Thái, đàn bầu mới được thay thế đàn tam trong ngũ tuyệt tranh-tỳ-nhị-nguyệt và bầu. Tuy vây, trong sách Kiến Văn Tiểu Lục, Lê Quí Đôn có ghi lại rằng sứ nhà Nguyên khi sang nước Việt có nói đã thấy cây đàn 1 dây tại nước Việt. Nói về cây đàn 1 dây, thì không phải chỉ nước ta mới có. Theo tài liệu của GS Trần Văn Khê, thì tại Châu Á, có nhiều cây đàn 1 dây: Trung Quốc có đàn Ixian qin (nhất huyền cầm) đàn 1 dây tơ, khảy bằng các ngón tay mặt, tay trái chặn dây tai nhiều chỗ. Độ cao của các âm tùy theo sự dài ngắn của sợi dây mà tay trái chặn. Nhật Bản có đàn Ichigenkin, nhứt huyền cầm, cũng 1 dây tơ (xem hình phía dưới), mà tay khảy bằng móng đeo vào mấy ngón tay của tay mặt, tay trái cầm 1 miếng ngà chặn dây và vuốt trên dây. Campuchia co đàn Sadev, 1 dây căng trên 1 cần đàn giữa 2 trục. Cần đàn có 1 bầu gắn vào 1 đầu của đàn, bầu áp vào người. Khảy đàn bằng ngón tay áp út của tay mặt, tay trái nhấn trên dyâ ở nhiều điểm khác nhau. Ấn Độ có đàn Gopi Yantra (xem hình bên tay mặt), 1 dây căng giữa, 1 đầu tre và 1 miếng da có 2 thanh tre cặp 2 bên. Tay mặt khảy dây, tay trái bóp 2 thanh tre làm cho mặt da dùng, thằng, làm phát ra những âm thanh có độ cao khác nhau. Độ cao nhứt là khi mặt da để thẳng. Chủ yếu phụ họa theo những bài ca của những người hành khất trong dân tộc Peul của Ấn Độ. Châu Phi có rất nhiều đàn 1 dây mà luôn luôn có cung kéo, cung không có bả cung (mèche) mà cung làm bằng 1 que cây rừng trụi lá có thoa chất làm cho thân rí và cạ vào dây. Cổ Hy Lạp có đàn 1 dây, không dùng để đàn mà để làm tiêu chuẩn định thang âm (Pythagore) Ngay tại Việt Nam chúng ta cũng có cái trống quân 1 dây. Qua những đàn 1 dây kể trên, chúng ta nhận thấy rằng nghệ ĩ đều tạo âm thanh bằng cách thay đổi độ căng-chùng hoặc dài ngắn của sợi dây, mà không dùng kỹ thuật tạo âm bội như của đàn bầu, vì thế chúng ta có thể khẳng định rằng đàn bầu chính là nhạc khí độc đáo của dân tộc ta. 2 Cây đàn bầu độc đáo Bây giờ xin mời chúng ta làm quen với cây đàn bầu độc đáo của dân tộc ta. Mô tả đàn bầu: Đàn bầu là loại đàn hình hộp chữ nhật, 1 đầu to, 1 đầu nhỏ hơn 1 chút, thường dài khoảng 110cm, bề ngang khoảng 12.5cm, đầu nhỏ khoảng 9.5cm, cao khoảng 10.5cm. Mặt đàn và đáy đàn bằng gỗ ngô đồng, hoặc gỗ thông hay gỗ tung. Mặt đàn hơi cong lên 1 chút, đáy đàn phẳng có 1 lỗ nhỏ để treo đàn, 1 hình chữ nhật ở giữa để cầm đàn,và 1 khoảng trống để cột dây đàn. Thành đàn bằng gỗ cứng như cẩm lai, hoặc mun để cho chắc chắn và vò thể cẩn ốc được. Trên thành đàn phía tay mặt người khảy đàn có 1 miếng xương hoặc kim loại nhỏ gọi là ngựa đàn, qua ngựa đàn, sợi dây thép dầy khoảng 40mm được luồn xuống và cột vào cái trục xuyên qua thành đàn gọi là cái trục lên dây đàn, trục này đẹp vì nó được dấu phía sau thành đàn, nhưng rất dễ tuột dâym vì vậy ngày nay người ta dùng khóa sắt cho chắc hơn. Về phía tay trái người đàn, có 1 cần dây đan còn gọi là vòi đàn trên đó gắn nửa trái bầu khô hoặc tiện bằng gỗ, 1 đầu dây đàn cột vào cần khoảng giữa bầu đàn. Ngoài ra, để tăng âm lượng tiếng đàn, người ta lắp mobin điện vào dưới mặt đàn, đồng thời phải khoét 1 lỗ cắm dây zắc dẫn tín hiệu rung của dây vào bộ phận tăng âm. Chính vì xài điện nên dây đàn phải dùng dây bằng thép thay vì bằng inox. Nhạc sĩ Minh Thành  độc tấu đàn bầu Cách cột dây đàn: Cột dây đàn bầu tương đối khó nên chúng ta xem qua cách cột dây 1 chút. [..minh họa] Que khảy đàn: Đây là một bộphận quan trọng dể khảy đàn bầu, Que thường được vót bằng tre, bằn ggiang, bằng thân dừa, gỗ mềm mại hơn, người ta hay làm bông boặc tưa đầu nhọn 1 chút. Ngày xưa hay dùng que dài khoảng 10cm, ngày nay với nhiều kỹ thuật diễn tấu nhanh nên người ta hay dùng que ngắn chừng 4-4.5cm. Các tư thế diễn tấu: Thông thường nhất là đàn bầu đặt trên 1 cái bàn nhỏ (thường là hộp đàn có lắp 4 chân rời, trên mặt giá có 2 chỗ chặn để khi kéo dây, đàn khôn gbị di chuyển theo).  Khi ngồi khoanh chân trên chiếu để đàn thì đầu gối chân mặt phải tì vào cạnh mặt đàn nhằm giữ cho cây đàn khỏi bị xê dịch. Cũng có thể đứng đàn, nhưng không đẹp và cây đàn không được vững bằng cách ngồi. Cách cầm que đàn: Que đàn được đặt trên 2 đốt ngón tay trỏ và giữa của bàn tay mặt, còn đốt thứ 1 của ngón cái thì giữ que đàn, đầu nhỏ của que thường nhô ra khoảng 1.5cm. Hai ngón còn lại thì hơi cong theo ngón trỏ và giữa. Khi khảy dây ta đặt cạnh bàn tay vào điểm phát ra bội âm, hất nhẹ que đàn cùng llúc nhấc bàn tay lên, ta sẽ có được âm bội. Cách xác định điểm trên đàn: Nếu gọi dây buông là nốt C thì nếu chia dây từ cần đàn đến ngựa đàn: 1/2 dây có nốt C1 cao hơn dây buông 1 quãng 8 1/3 dây sẽ là nốt G1 1/4 ta sẽ có nốt C2 1/5 dây sẽ có E2 1/6 dây sẽ có nốt G2 1/7 dây sẽ là nốt Bb. Nhưng nốt này ít được sử dụng. 1/8 sẽ có nốt C3 Tóm lại, sáu điểm trên đàn la C1 – G1 – C2 – E2 – G2 – C3 là 6 diểm thông dụng nhất. Ngoài ra ta có âm thực tức là khảy dây buông, thường khảy gần ngựa đàn chứ không khảy vào các điểm đã ghi. Bây giờ, trên 7 âm thanh này, nếu vài kỹ thuật tay trái như căng dây hoặc chùng dây, ta sẽ tạo được rất nhiều âm thanh khác nữa. Nếu chỉ dừng lại ở chỗ tạo ra những âm thanh rời rạc thì đàn bầu chẳng thể làm cho ta mê mẩn hay xúc động được. Vậy đàn bầu hay ở chỗ nào? Chúng ta cũng thấy rằng chính những kỹ thuật của tay trái đã nuôi dưỡng và làm đẹp âm thanh, cho âm thanh một hơi thở, một sinh khí, một cái hồn. Những kỹ thuật đó là gi? Xin chúng ta cùng tìm hiểu.                  3 Cách đặt tay trái trên cần đàn Ngón rung: Khi khảy dây, các ngón tay trái rung nhẹ cần đàn, âm thanh sẽ phát ra tự như làn sóng thì ta có ngón rung. Ngón rung rất quan trọng vì không những nó làm cho tiếng đàn mềm mại mà nó còn thể hiệnphong cách của bản nhạc. Với các bài buồn, hoặc bài vui, ta phải rung theo những âm đã được qui định. Ngón vỗ: Vỗ ngón cái, vỗ nón trỏ. Theo nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm thì ngón vỗ thường diễn tả tình cảm đau khổ, uát ức, nghẹn ngào. Ngón vuốt: miết ngón tay vào cần đàn để cao độ trượt qua các âm và dừng lại ở âm qui định. Ngón luyến: kéo thẳng cần lên hoặc xuống tới âm qui định Ngón tạo tiếng chuông: Nón tạo âm bội trên âm bội có sẵn. v.v. 4 Đàn bầu trong đời sống âm nhạc dân tộc Có thể nói chưa có nhạc khí dân tộc nào của nước ta được thay đổi, cải biến nhiều như đàn bầu. Xin mời chúng ta xem thử. Cần đàn thay vì bằng tre thì nay bằng sừng trâu để cho mềm dễ kéo hơn. Bầu đàn thay vì bằng vỏ bầu khô, người ta dùng sừng trâu, hoặc thông dụng nhất là tiện bằng gỗ để có thể cẩn ốc được. Que đàn: Ngày xưa que đàn dài khoảng 10cm, nay có que ngắn khoảng 4cm. Que thường được chuốt bằng tre, giang, nay có thêm bằng gỗ, bằng dừa, hoặc bằng sừng trâu, nhưng sừng trâu dở nhất vì nó quá trơn.  Theo nhạc sĩ Bùi Lẫm, thì vào thập kỷ 60, nghệ sĩ Mạnh Thắng là người sáng chế ra lối que gẩy ngắn, ông cũng là người đã cải tiến đưa phần khuếch đại âm thanh vào đàn bầu, và ông cũng là người đầu tiên đưa đàn bầu đi trình diễn quốc tế, mang giải thưởng cao quí cho Việt Nam. Sau đó thì cũng với que gẩy ngắn này, nghệ sĩ ưu tú Đức Nhuận đã phát minh ra lối kỹ thuật vê trên 1 dây đánh bồi âm trên bồi âm. Thân đàn: Ngày trước không dùng điện nên thân đàn to mặt đàn mỏng, khóa đàn bằng gỗ, ngày nay xử dụng mobine nên đàn thường nhỏ hơn, khóa đàn bằng sắt, gắn mobine trong đàn, khoét lỡ cắm dây zắc, và diểm táo bạo nhất mà không một nhạc khí nào dám làm, đó là cưa đôi đàn ra, xếp lại cho gọn, chừng nào đàn thì kéo thẳng ra. Hộp đàn: Ngoài cái hộp thông thường dể đựng đàn, còn có loại hộp vừa để đựng đàn, vừa để làm cái bàn, rất tiện lợi và gọn gàng. Như chúng ta đã biết, đàn bầu luôn phải căng dây và chùng dây, vì vậy rất cần phải có 2 chỗ chặn 2 đầu cho đàn khỏi bị xê dịch. 5 Những đàn bầu cải biến Một trong những nhạc sĩ đã đóng góp rất nhiều c6ng sức vào việc cải biến đàn bầu, đó là nhạc sĩ Phan Chí Thanh. Theo lời kể của nhạc sĩ thì ông đã chế ra nhiều loại đàn bầu, đặt tên như sau: Đàn bầu du kịch: Dựa vào hình thức của cây anten là kéo dài hoặc thâu ngắn lại, nhạc sĩ đã dùng những ống tre xếp lồng vào nhau cho gọn, bỏ vào trong balô, rồi chỉ với 1 cáu radio nhỏ, nhạc sĩ đã biểu diễn suốt dọc đường Trường Sơn vào những năm 1971. Đàn bầu trung tâm: Toơi năm 1972 ông đã mở rộng âm vực cây đàn tức là lên thêm 1 quãng 8 và xuống thêm 1 quãng 8. Ngoài ra, áp dụng luật đòn bẩy, nhạc sĩ đã dùng 1 cái lò xo gắn vào phía cuối cần đàn và đáy đàn. Nhờ cái lò xo nàymà người biểu diễn khi kéo cần tới quãng 4, thay vì phải dùng 1 lực kéo cần khoảng 8kg, thì bây giờ chỉ còn kéo khoảng 1.2kg. Không dừng tại đây, nhạc sĩ còn nghiên cứu ra 1 thiết bị gắn vào đàn gọi là âm thanh ngân dài để cho tiếng đàn ngân dài tùy thích. Đàn bầu đặc tính: Phát huy âm thanh riêng biệt mỗi đàn nhờ cách thay đổi dây cho có tiếng trầm, thật trầm, cao thật cao, để 4 cây có htể hòa tấu với nhau mà vẫn giữ được âm sắc của từng cây. Đàn bầu Hạnh Phúc: Vào năm 1973 nhạc sĩ chế ra cây đàn bầu Hạnh Phúc. Đàn này dài 5.5m, với 5 quãng 8 thay vì 3 quãng 8 như đàn bầu cổ truyền, 1 cái cần, 1 cái bầu, và 4 người cùng đàn một lúc.v.v. Tất cả những tìm tòi và thể nghiệm của nhạc sĩ Phan Chí Thanh, cho tới bây giờ, có cái được chấp nhận, nhưng cũng có cái không được chấp nhận. Dầu sao thì chúng ta cũng rất trân trọng tấm lòng của nhạc sĩ Phan Chí Thanh, một người đã gắn bó và hy sinh cả cuộc đời mình cho cây đàn bầu. Đàn bầu không những được người Việt chúng ta yêu mến, mà còn được rất nhiều bạn bè năm châu ưa chuộng. Hầu như các chương trình nhạc dân tộc trong nước cũng như ở nước ngoài, không thể thiếu cây đàn bầu. Đàn bầu độc tấu, hòa tấu, đệm cho ca, đệm cho ngâm thơ, đệm cho Hát Chèo, Hát Bội, Cải Lương, v..v… Đàn bầu còn hòa chung với dàn nhạc giao hưởng nữa. Hiện nay người học và biểu diễn đàn bầu rất đông. Tuy vậy, sách học đàn bầu lại chưa có nhiều. Có thể kể vài cuốn như: "Bài Đàn Độc Huyền" của Cố Nghệ Sĩ Ưu Tú Nguyễn Hữu Ba, sách "Học đàn bầu" của nghệ sĩ ưu tú Thanh Tâm và Trần Quốc Lộc, sách học đàn bầu của Bùi Lẫm, "Phương Pháp Đàn Bầu" của CLB Tiếng Hát Quê Hương. Riêng về bande đàn bầu thì lại có rất nhiều: Đan Bầu Việt Nam- Dân Ca Quốc Tế, Đàn Bầu – Đàn Tranh, Tiếng Bầu Tiếng Trúc, Độc tấu Sáo Nhị Bầu, Làng tôi, v.v. Qua những bande nhạc này chúng ta thấy nhạc khí Tranh- Sáo - Bầu thường hòa chung với nhau. Âm thanh của 3 nhạc khí này hòa quyện với nhau đã tạo ra 1 âm sắc đặc biệt quyến rũ đến nỗi đã có nhiều bande nhạc cũng mang tên là Tranh – Sáo – Bầu nhưng lại do đàn organ nhái theo. Tóm lại: Với hình thức đơn giản, với kỹ thuật sử dụng bội âm một cách tài tình, đậc đáo đàn bầu đã tạo ra được sức quyến rũ kỳ lạ, xứng đáng với lòng yêu mến và hãnh diện của dân tộc ta. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

More

Whats Hot