Bahnar là một dân tộc lớn ở Tây Nguyên, cư trú tập trung ở hai tỉnh Gia Lai và KonTum, có số dân đứng thứ 3 sau các dân tộc Giarai và Êđê. Người Bahnar rất yêu âm nhạc và nhảy múa. Trong nhiều nhạc cụ còn dùng trong sinh hoạt thì sáo Ala rất được yêu thích.
Sáo Ala là nhạc cụ họ hơi, chi lưỡi gà. Thân sáo Ala là một ống nứa dài khoảng từ 30 - 40 cm, đường kính khoảng 1,5 cm, thông hai đầu. ở gần đầu ống có một lỗ hình chữ nhật dài khoảng 4 cm, rộng xấp xỉ 1,5 cm đó là nơi đặt lưỡi gà, lưỡi gà làm bằng tre. Theo cuốn "Nhạc khí truyền thống Việt Nam" của tác giả Lê Huy thì lưỡi gà còn được làm bằng đồng. Chỗ đặt lưỡi gà là miếng thổi đắp bằng sáp ong hoặc nhựa cây cao hơn mặt ống 2 cm. Sáo Ala có 3 lỗ bấm. Khi thổi người ta ngậm toàn bộ miếng thổi, hơi từ miệng thổi ra sẽ làm rung lưỡi gà, làm chuyển động cột không khí trong ống và thoát ra âm thanh. Người ta dùng ngón trỏ, giữa, ngón áp út của bàn tay phải bịt, mở các lỗ bấm cùng với ngón cái ở bàn tay trái bịt một phần đầu ống tạo âm vuốt lướt cho các giai điệu bài sáo. Sau đây là hàng âm sáo ALa : Đô2 - Rê2 - Fa#2 - Sol2 - Đô2 Theo tác giả Đào Huy Quyền (Cuốn nhạc khí dân tộc Giarai và Bahnar) nếu biết cách thổi sẽ được một âm trầm thấp hơn nốt trầm nhất là C (đô) một quãng 8. ở giữa 2 âm này là một khoảng trống. Theo ông hàng âm có được là: Đô - Đô1 - Rê1 - Fa#1 - Sol1 - La1. Tiếng sáo Ala ấm áp, mơ màng khi thực khi ảo nghe rất hấp dẫn. Vào những lúc nghỉ ngơi, sau một ngày lao động vất vả, Ala là tiếng nói tâm tình, cởi mở của các chàng trai Bahnar. Và cũng chỉ có các chàng trai ấy mới được quyền thổi cây sáo quyến rũ này. |
Popular Posts
-
Mùa “ăn năm uống tháng” trên Tây Nguyên bắt đầu khi ma rừng dứt hẳn. Bạt ngàn những vạt hoa dã quỳ vàng rực rung rinh, nhảy nhót trong vũ ...
-
(TT&VH) - “3 giờ sáng mới đi ngủ, vì vui quá”, Lê Cát Trọng Lý thổ lộ sau đêm trao giải Bài hát Việt 2008 (18/1). Với ca khúc Chênh ...
-
Đây là một trong những cây đàn dài nhất do người Việt nam chế tác vào thời Lê (thế kỷ XV-XVIII). Ngày xưa nó còn có tên Vô để cầm(đàn kh...
-
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre...
-
Khuyết danh Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã nhất trí đánh giá Bến Tre là một trong những cái nôi dân ca Nam Bộ mang đậm dấu ấn vùng ...
-
Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lê...
-
Tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhậ...
-
Thanh la là nhạc khí tự thân vang gõ của Dân tộc Việt, (theo GSTS. Trần Văn Khê : Thanh la được sử dụng trong đạo Phật ở miền Trung gọi là ...
-
Đàn Sến là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Sến được nhập vào Việt Nam và trở thành đà...
-
Là nhạc khí truyền thống của Dân tộc Việt và một số dân tộc ít người ở miền Bắc Việt Nam. Tương tự với Ðàn Ðoản, người H’ Mông có Thà Chìn...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét