Nội dung chi tiết 1 Đàn tạo âm run Badgermin Nhạc cụ tạo ra âm run, độ cao thấp và độ lớn của âm thanh được chơi bằng tay trong không khí và được gắn vào cơ thể của một con chồn mật nhồi bên trong nó. Không giống với bất kỳ loại nhạc cụ nào, nhạc cụ Badgermin phát ra những âm thanh trầm bổng du dương giống như tiếng đàn bầu. Ai đó muốn chơi loại nhạc cụ này, hãy gặp người chế tác ra tác phẩm này là ông David Cramner. 2 Đàn Ghita 12 cần Phải chăng nó là nhạc cụ ngớ ngẩn. Ổ, không phải vậy. Đây là cây đàn ghi ta điện tử được chế tác bởi nghệ sỹ người Nhật Bản tên là Yoshihiko Satoh. Đây là cây đàn 12 cần và có 72 dây đàn. Điểm nổi bật của cây đàn ghi ta này là có thể nhiều người cùng chơi một lúc ở trên sân khấu chỉ cần tỳ cây đàn này lên vai một người chơi. 3 Dàn nhạc từ thực phẩm Có thể dàn nhạc từ các loài rau sẽ trở thành những nhạc cụ được sử dụng trong tương lai sau khi ý tưởng biến thực phẩm thành nhạc cụ của các nhạc công trở thành hiện thực. Đơn giản, chỉ cần đi đến các cửa hàng bán rau, củ quả, thực phẩm mua chúng vào buổi sáng, chế tác chúng vào buổi chiều và chơi chúng trong buổi hòa nhạc vào buổi tối. 4 Đàn Organ Stalacpipe Đây là chiếc đàn organ lớn nhất thế giới. Nó được đặt tại Luray Caverns ở bang Virginia, Mỹ. Nhạc cụ này được chế tác giống như chiếc đàn đá (nhạc cụ làm từ đá) được phát minh bởi Leland W. Sprinkle. Đàn organ lớn nhất thế giới này được đặt trong hang động vào năm 1956 bắt nguồn từ ý tưởng về người con trai của ông Leland va đầu vào nhũ đá treo thấp ở trong hang. 5 Đàn cốc Armonica Thưởng thức những âm thanh của những chiếc cốc quả thật là thú vị. Chỉ cần gắn khít 37 chiếc cốc lại với nhau và gắn vào một trục quay, chúng ta chơi nhạc cụ này bằng cách ấn các ngón tay chạm vào các thành cốc giống như chơi đàn piano sẽ phát ra những âm thanh thánh thót. 6 Hàng rào dây thép gai Người chơi đàn vi- ô-lông, John Rose đã chế tác ra một nhạc cụ độc nhất vô nhị từ hàng rào dây thép gai để chơi và ghi lại những âm thanh du dương của các hàng rào dây thép gai trên khắp thế giới. Những tưởng hàng rào dây thép gai chỉ là vật vô chi vô giác, nhưng nó lại trở thành nhạc cụ phát ra âm thành đi vào lòng người. Tuy nhiên, hạn chế của nhạc cụ này đối với người chơi là phải cẩn thận với những cạnh sắc nhọn của dây thép nếu không muốn bị dây thép gai đâm vào tay. 7 Cây đàn ống biết “hát” Trên đỉnh của một quả đồi trơ trụi ở Lancashire, Anh, một cây đàn biết “hát” được coi là công trình nghệ thuật lạ thường nhất thế giới. Được thiết kế bởi hai kiến trúc sư là Mike Tonkin và Anna Liu, cây đàn này bao gồm một seri ống cắt ra và xếp lại với nhau theo hình xoắn ốc. Khi gió thổi, cây đàn ống này tự “hát” với những âm thanh trầm bổng, khiến người nghe sửng sốt.
Popular Posts
-
Mùa “ăn năm uống tháng” trên Tây Nguyên bắt đầu khi ma rừng dứt hẳn. Bạt ngàn những vạt hoa dã quỳ vàng rực rung rinh, nhảy nhót trong vũ ...
-
(TT&VH) - “3 giờ sáng mới đi ngủ, vì vui quá”, Lê Cát Trọng Lý thổ lộ sau đêm trao giải Bài hát Việt 2008 (18/1). Với ca khúc Chênh ...
-
Đây là một trong những cây đàn dài nhất do người Việt nam chế tác vào thời Lê (thế kỷ XV-XVIII). Ngày xưa nó còn có tên Vô để cầm(đàn kh...
-
Đàn Bầu có tên chữ là Độc Huyền Cầm, là nhạc cụ đàn một dây của người Việt, gảy bằng que hoặc miếng gảy. Đàn có hai loại là đàn thân tre...
-
Tên gọi một nhạc cụ dây gẩy của người Việt. Nhiều tài liệu đã cho biết, Tỳ Bà xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc với tên gọi PiPa, rồi ở Nhậ...
-
Khuyết danh Nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc đã nhất trí đánh giá Bến Tre là một trong những cái nôi dân ca Nam Bộ mang đậm dấu ấn vùng ...
-
Là nhạc khí dây, chi gõ của dân tộc Việt. Đàn có 36 dây nên được gọi là Tam Thập Lục. Đàn Tam thập lục hình thang cân, mặt đàn hơi phồng lê...
-
Sự thiên di của văn hóa nghệ thuật từ cội nguồn miền Bắc gắn với lịch sử Nam tiến của dân tộc. Nam bộ, xét theo mối tương quan v...
-
Thanh la là nhạc khí tự thân vang gõ của Dân tộc Việt, (theo GSTS. Trần Văn Khê : Thanh la được sử dụng trong đạo Phật ở miền Trung gọi là ...
-
Đàn Sến là nhạc khí dây gảy loại có dọc (cần đàn), một số các nước khác ở Châu Á cũng có. Ðàn Sến được nhập vào Việt Nam và trở thành đà...
0 nhận xét:
Đăng nhận xét